Students perceptions on intercultural competence at Quang Trung High School in Quang Nam Province

Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra nhận thức về năng lực liên văn hóa của học sinh trường THPT Quang Trung, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Hai công cụ thu thập dữ liệu được sử dụng là bảng câu hỏi và phỏng vấn bán cấu trúc. Nghiên cứu điển hình có sự ứng dụng phương pháp hỗn hợp này bao gồm...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Riah Thị Diều
Đồng tác giả: TS. Nguyễn Hữu Anh Vương
Định dạng: luanvanthacsi
Ngôn ngữ:English
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng 2024
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://data.ufl.udn.vn//handle/UFL/630
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Mục tiêu của nghiên cứu này là điều tra nhận thức về năng lực liên văn hóa của học sinh trường THPT Quang Trung, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Hai công cụ thu thập dữ liệu được sử dụng là bảng câu hỏi và phỏng vấn bán cấu trúc. Nghiên cứu điển hình có sự ứng dụng phương pháp hỗn hợp này bao gồm 205 học sinh tham gia trả lời bảng câu hỏi và 20 học sinh trả lời câu hỏi phỏng vấn. Dữ liệu thu về từ bảng câu hỏi được phân tích định lượng bằng phần mềm SPSS phiên bản 20, còn dữ liệu thu thập từ 20 học sinh được phân tích định tính để cung cấp thông tin sâu sắc hơn về hiện tượng đã tìm ra trong bảng câu hỏi. Bên cạnh đó, dữ liệu phỏng vấn thu thập từ các giáo viên đang công tác tại trường cũng được phân tích định tính nhằm nhận biết các chiến lược họ đã sử dụng để truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh. Từ đó, nhà nghiên cứu có thể cung cấp một số chiến lược mới khi tích hợp văn hóa vào trong dạy học ngôn ngữ để việc cải thiện năng lực liên văn hóa của học sinh được tốt hơn. Các phát hiện sơ bộ cho thấy nhận thức của người học về năng lực liên văn hóa là tích cực. Nhờ biết được lợi ích và tầm quan trọng của việc hiểu biết về các nền văn hóa nước ngoài, học sinh có mong muốn khá mạnh mẽ về việc cải thiện năng lực liên văn hóa của mình, bên cạnh đó, họ cũng muốn được hiểu sâu hơn về văn hóa và bản sắc của chính mình thông qua việc học tiếng Anh. Nghiên cứu này hy vọng sẽ mang đến một luồng sáng nhỏ soi chiếu con đường giảng dạy ngoại ngữ ở huyện Đông Giang cũng như các huyện miền núi khác có cùng bối cảnh.