Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi công dân tổ chức của cán bộ công chức: nghiên cứu tại KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu
Với mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi công dân tổ chức của cán bộ công chức, từ 6 thang đo tác giả đã xây dựng bảng hỏi chính thức với 24 câu hỏi. Tác giả đã gửi đến các đối tượng khảo sát số lượng là 275 phiếu khảo sát và số phiếu được thu thập dữ liệu là 260, v ừa đủ đ...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Master's Theses |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
2018
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1026603~S8 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/57158 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Với mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến hành vi công dân tổ chức của cán bộ công chức, từ 6 thang đo tác giả đã xây dựng bảng hỏi chính thức với 24 câu hỏi. Tác giả đã gửi đến các đối tượng khảo sát số lượng là 275 phiếu khảo sát và số phiếu được thu thập dữ liệu là 260, v ừa đủ để tác giả phân tích đề tài nghiên cứu. Nghiên c ứu đã khẳng định nội dung từ cơ sở lý thuyết là phù hợp, xét trên khía cạnh các hành vi của cán bộ công chức trong tổ chức bằng hành vi ngoài vai trò, chức trách, nhiệm v ụ của mình đối với tổ chức, thì hành vi mang tính tự nguyện sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi họ v ắng mặt hay gặp khó khăn trong công việc,… Mô hình nghiên cứu 6 thang đo (trong đó: 5 biến độc lập là: hành vi tận tình, hành vi lịch thiếp, hành vi cao thượng, hành vi tận tâm và phẩm hạnh nhân viên; 1 biến phụ thuộc chính là hành vi công dân tổ chức) được đánh giá độ tin cậy của các thang đo cho kết quả đều đạt yêu cầu để phân tích các bước phân tích sự khác biệt, phân tích tương quan và phân tích hồi quy. Kết quả đánh giá và kiểm định mức độ phù hợp cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính đã được xây dựng phù hợp với dữ liệu đến mức 80.5% hành vi công dân tổ chức được giải thích bởi năm nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Căn cứ vào hệ số chuẩn hóa Beta (β) của kết quả hồi quy cho thấy mức độ ảnh hưởng hành vi công dân tổ chức của các nhân tố là cùng chiều, trong đó: nhân tố hành vi lịch thiệp có ảnh hưởng cao nhất, tiếp theo là nhân tố hành vi tận tình, nhân tố hành vi tận tâm và 2 nhân tố cuối cùng chính là hành vi cao thượng, phẩm hạnh nhân viê n không có mức ảnh hưởng (Hệ số chuẩn hóa Beta (β) < 0.1). Từ những kết quả nghiên cứu nói trên cho thấy cán bộ công chức trong hệ thống KBNN Bà Rịa-Vũng Tàu đánh giá và cảm nhận được vai trò của hành vi lịch thiệp, vai trò của hành vi này là phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ xảy ra các xung đột, các vấn đề tránh gây khó khăn cho công việc của đồng nghiệp, không gây sức ép của công việc sắp tới cho đồng nghiệ p và giúp đồng nghiệp chuẩn bị tốt hơn, đề cao vai trò cá nhân trong tổ chức, phát huy các sáng kiến của mỗi cá nhân để góp phần cải tiến năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công việc. Vai trò của hành vi tận tình là luôn sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong hệ thống, dành thời gian để đào tạo, hướng dẫn các đồng nghiệp mới hay thay đổ i kế hoạch của mình để giúp đỡ đồng nghiệp cũng được các cán bộ công chức trong đơn vị đánh giá nhiều hơn. Cuối cùng là vai trò của hành vi tận tâm là sự cần cù, tuân thủ quy định và tích cực tham gia làm việc tốt hơn so với yêu cầu mà tổ chức đưa ra cũng được công chức trong hệ thống quan tâm đánh giá. |
---|