Hạ tầng giao thông công cộng hướng tới kết nối bền vững / Nguyễn Việt Phương
Trước áp lực giao thông ngày càng tăng tại các đô thị lớn của Việt Nam, trong khi giao thông cá nhân khó có thể đáp ứng và gây ra nhiều hệ lụy về ùn tắc, tai nạn, ô nhiễm và bất bình đẳng, chính quyền đô thị đã và đang quan tâm đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng (VTKHCC), nhất là các loạ...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | text |
Ngôn ngữ: | vie |
Thông tin xuất bản: |
Xây dựng,
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://lib.tgu.edu.vn/kiposdata1/anhbia/sachgiaotrinh/101000758thumbimage.jpg http://lib.tgu.edu.vn//Opac/DmdInfo.aspx?dmd_id=22525 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Trước áp lực giao thông ngày càng tăng tại các đô thị lớn của Việt Nam, trong khi giao thông cá nhân khó có thể đáp ứng và gây ra nhiều hệ lụy về ùn tắc, tai nạn, ô nhiễm và bất bình đẳng, chính quyền đô thị đã và đang quan tâm đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng (VTKHCC), nhất là các loại hình có sức chở lớn.
Đơn cử Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016) đã xác định ưu tiên cao cho phát triển giao thông công cộng (GTCC) để đảm bảo thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2020 đạt 30-35% tổng nhu cầu đi lại, năm 2030 khoảng 50-55%, sau 2030 đạt 65-70%; các đô thị vệ tinh đến năm 2020 đạt 15%, năm 2030 khoảng 40%, sau năm 2030 đạt tối đa 50%. Việc xây dựng các tuyến vận tải hành khách công cộng sức chở lớn sẽ là xương sống để hướng tới mục tiêu này. Nhưng sự đầu tư phát triển tuyến đơn lẻ là không đủ, hệ thống GTCC phải được tích hợp, kết nối tốt và bền vững để hoạt động có hiệu quả.
Các tuyến giao thông công cộng có sức chở lớn được đầu tư trong tương lai gần tạo nên nhiều điểm kết nối phức tạp, đòi hỏi diện tích mặt bằng lớn, lại nằm ở khu vực đô thị hóa có chi phí giải phóng mặt bằng đắt đỏ. Mỗi ga trung chuyển đa phương thức kết nối giao thông theo không gian và thời gian nhằm tiết kiệm thời gian đi lại, an toàn, tiện nghi, tin cậy cho hành khách. Bên cạnh chức năng giao thông, ga trung chuyển đa phương thức còn giữ vai trò trung tâm thương mại – dịch vụ và kiến trúc cảnh quan đô thị nên có chi phí đầu tư rất tốn kém. Thực tế đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu ngay từ khâu quy hoạch thiết kế để tránh lãng phí và hợp lí trong đầu tư.
Trong quá trình biên soạn từ kết quả nghiên cứu và các nguồn tài liệu tham khảo, tác giả đã cố gắng giới thiệu những vấn đề cơ bản trong phát triển hạ tầng và tổ chức, quản lý giao thông công cộng hướng tới kết nối, bền vững. Tuy nhiên do đặc thù lĩnh vực giao thông công cộng rất rộng, có tính riêng biệt cao đối với mỗi công trình, nên nội dung cuốn sách có thể không thỏa mãn hoàn toàn các mong muốn của người đọc. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của bạn đọc để các lần tái bản sau sách được hoàn thiện hơn. |
---|