Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức và người lao động làm công tác thống kê tại tỉnh Cà Mau

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đang tác động toàn diện và nhanh chóng trên mọi lĩnh vực, ngành nghề, đội ngũ CCLĐ, trong đó có những CCLĐ làm công tác thống kê tại tỉnh Cà Mau. Sự tác động đó đòi hỏi những CCLĐ đang làm công tác thống kê phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, thái độ và...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Nguyễn Thị Thu Đông
Đồng tác giả: Dr. Nguyễn Văn Trãi
Định dạng: Master's Theses
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2024
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://opac.ueh.edu.vn/record=b1036942~S1
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/71327
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đang tác động toàn diện và nhanh chóng trên mọi lĩnh vực, ngành nghề, đội ngũ CCLĐ, trong đó có những CCLĐ làm công tác thống kê tại tỉnh Cà Mau. Sự tác động đó đòi hỏi những CCLĐ đang làm công tác thống kê phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, thái độ và động lực làm việc tốt, hiệu quả mới có thể đáp ứng yêu cầu trong thời đại ngày nay. Để có được nguồn nhân lực có thể đáp ứng yêu cầu phát triển đó, yêu cầu nhất thiết là phải tạo được động lực cho những CCLĐ trong từng đơn vị. Vì vậy tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CCLĐ làm công tác thống kê tại tỉnh Cà Mau là ưu tiên hàng đầu của lãnh đạo tại các đơn vị nhằm góp phần giúp CCLĐ ổn định, an tâm công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CCLĐ làm công tác thống kê tại tỉnh Cà Mau. Kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính: tổng hợp ý kiến các chuyên gia để hình thành mô hình và bảng câu hỏi chính thức. Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng bảng hỏi thu thập dữ liệu, xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 25. Nghiên cứu cho thấy Động lực làm việc chịu tác động bởi 6/6 nhân tố và các nhân tố đều tương quan thuận chiều với Động lực làm việc. Kết quả đã chỉ ra rằng: Các nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với Động lực làm việc và được xếp theo mức độ quan trọng giảm dần như sau: Đặc điểm công việc; Cơ hội thăng tiến; Phong cách lãnh đạo; Quan hệ đồng nghiệp; Lương, thưởng và phúc lợi; Điều kiện và môi trường làm việc. Kết quả nghiên cứu là căn cứ quan trọng có thể giúp cho lãnh đạo các đơn vị nắm bắt được những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và duy trì động lực làm việc của CCLĐ. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc cho CCLĐ làm công tác thống kê tại tỉnh Cà Mau.