Tác động của khuyến khích tài chính, mối quan tâm về môi trường và nhận thức rủi ro đến ý định sử dụng ô tô điện của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh
Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và thiếu hụt năng lượng tại Việt Nam gần đây đang trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại các đô thị lớn, nơi dân cư và giao thông đông đúc góp phần làm tăng lượng khí thải Carbon dioxide vào môi trường. Việc tìm kiếm một phương án thay thế...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Master's Theses |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2023
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1035900~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/69964 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và thiếu hụt năng lượng tại Việt Nam gần đây đang trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại các đô thị lớn, nơi dân cư và giao thông đông đúc góp phần làm tăng lượng khí thải Carbon dioxide vào môi trường. Việc tìm kiếm một phương án thay thế cho việc di chuyển bằng ô tô truyền thống là một nhu cầu cần thiết và cấp bách. Ô tô điện đã nổi lên như một giải pháp giúp cho việc di chuyển giờ đây trở nên xanh hơn vì nó không phát thải Carbon dioxide ra môi trường. Mặc dù nhiều nghiên cứu trước đó đã khám phá đến ý định sử dụng ô tô điện của người tiêu dùng tại các thị trường khác nhau như Ấn Độ, Hoa Kỳ, Canada, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên rất ít nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam, một thị trường đang phát triển. Điều này gợi ra vấn đề về việc áp dụng thành tựu của các nghiên cứu này với tình hình hiện tại của thị trường Việt Nam. Thêm vào đó, việc tồn tại kết quả xung đột và chưa nhất quán giữa các nghiên cứu cũng là lý do để tác giả mở rộng hơn nữa chủ đề nghiên cứu này. Đề tài nghiên cứu được tác giả tiến hành thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh. Với tổng cộng 279 phản hồi thu thập được, sau quá trình sàng lọc dữ liệu còn lại 262 mẫu đạt điều kiện để tiến hành phân tích. Phương pháp bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) đã được tác giả ứng dụng để đánh giá mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết. Kết quả đã phát hiện những yếu tố quan trọng như nhận thức kiểm soát hành vi, quan tâm về môi trường, thái độ, chính sách khuyến khích tài chính và nhận thức tính hữu ích đều có tác động cùng chiều tới ý định sử dụng ô tô điện. Trái lại, nhận thức rủi ro lại có tác động ngược chiều. Ngoài ra, kết quả cũng phát hiện không có mối liên hệ ý nghĩa thống kê giữa chuẩn mực chủ quan và ý định sử dụng xe ô tô điện. Bên cạnh các kết quả quan trọng, một số hạn chế của đề tài như số lượng mẫu khảo sát còn khá khiêm tốn, phạm vi nghiên cứu còn hạn chế và chưa khai thác sâu vào các yếu tố về giá thành, rào cản hạ tầng (bãi đỗ xe và trạm sạc) cũng như yếu tố hiệu suất của ô tô điện. Các hạn chế đó có thể tạo cơ hội cho hướng nghiên cứu tiếp theo để phát triển và bổ sung kiến thức về ý định sử dụng ô tô điện của người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. |
---|