Tác động của cảm nhận trách nhiệm xã hội đến hành vi ủng hộ vì môi trường của người lao động: nghiên cứu tại các công ty sản xuất ở Đông Nam Bộ

Chính phủ đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 tại Quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017”. Theo đó, Việt Nam đã xây dựng bộ 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) dựa trên các mục tiêu được công bố bởi Liên Hợp Quốc với phương châ...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Cao Minh Quân
Đồng tác giả: Assoc. Prof. Dr. Trần Đăng Khoa
Định dạng: Master's Theses
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh 2023
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://opac.ueh.edu.vn/record=b1035161~S1
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/69016
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Chính phủ đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 tại Quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017”. Theo đó, Việt Nam đã xây dựng bộ 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) dựa trên các mục tiêu được công bố bởi Liên Hợp Quốc với phương châm “không một ai bỏ lại phía sau”. Các doanh nghiệp thông qua các hoạt động Trách nhiệm xã hội (TNXH) là thành phần rất quan trọng trong quá trình xây dựng các mục tiêu phát triển gắn liền với môi trường. TNXH ngoài việc có ảnh hưởng đến các đối tượng bên ngoài như khách hàng, người tiêu dùng, nhà cung cấp,… mà còn có tác động đến cả các đối tượng bên trong góp phần không nhỏ đến tổ chức, chính là người lao động. Thông qua việc đánh giá sự ảnh hưởng của TNXH lên sự suy nghĩ, nhận thức của người lao động sẽ góp phần rất lớn cải thiện các chính sách TNXH của doanh nghiệp, đồng thời giúp tăng sự cam kết môi trường của họ, tăng hình ảnh doanh nghiệp trong suy nghĩ mỗi con người tại các doanh nghiệp sản xuất thuộc khối ngành công nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nhằm đánh giá tác động của Cảm nhận trách nhiệm xã hội đến các hành vi ủng hộ môi trường tự nguyện của người lao động thông qua cam kết vì môi trường của người lao động, phản ánh đạo đức của người lao động, sự ủng hộ môi trường của đồng nghiệp và các người lao động nhận dạng tổ chức tại các công ty thuộc ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với bảng câu hỏi được xây dựng trên thang đo Likert, dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 và SmartPLS 4.0, đánh giá độ tin cậy bằng phân tích Cronbach’s Alpha. Tiếp đó, sử dụng phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM để kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, đồng thời kiểm định các giả thuyết đã đề xuất. Sau khi phân tích, kết quả chứng minh mối quan hệ giữa cảm nhận trách nhiệm xã hội và hành vi ủng hộ môi trường là tích cực, đồng thời cam kết môi trường, phản ánh đạo đức của người lao động, sự ủng hộ môi trường của đồng nghiệp và nhận dạng tổ chức làm cũng có tác động tích cực đến mối quan hệ nhận thức trách nhiệm xã hội và hành vi môi trường. Nghiên cứu này giúp cho các nhà quản trị thấy được sự quan trọng của cảm nhận TNXH đến với hành vi tự nguyện ủng hộ môi trường của người lao động. Đồng thời, nhà quản trị cũng cần có các chiến lược giúp gia tăng cam kết môi trường của người lao động, tăng tính nhận dạng tổ chức trong mắt người lao động, điều này hỗ trợ tạo ra các thói quen phát triển hành vi môi trường của người lao động.