Giải pháp hạn chế rủi ro vận hành tại Khách sạn Lotus Central

Theo Báo cáo tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam, 87,2% doanh nghiệp bị ảnh hưởng “hoàn toàn tiêu cực” hoặc “phần lớn” do dịch bệnh. Trong đó, chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp mới hoạt động dưới 03 năm, nhóm có quy mô siêu nhỏ, nhỏ. Do hoạt động Quản...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Lê Nguyễn Thu Nga
Đồng tác giả: Prof. Dr. Hồ Đức Hùng
Định dạng: Master's Theses
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh 2023
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://opac.ueh.edu.vn/record=b1035100~S1
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/68911
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Theo Báo cáo tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam, 87,2% doanh nghiệp bị ảnh hưởng “hoàn toàn tiêu cực” hoặc “phần lớn” do dịch bệnh. Trong đó, chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp mới hoạt động dưới 03 năm, nhóm có quy mô siêu nhỏ, nhỏ. Do hoạt động Quản trị rủi ro chưa được quan tâm nên các đợt bùng phát dịch bệnh kéo dài, cùng với việc thực hiện giãn cách xã hội đã đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào hoàn cảnh khó khăn. Các doanh nghiệp này thường tập trung trong những lĩnh vực thương mại, dịch vụ như thương mại bán buôn, bán lẻ, dịch vụ lưu trú và ăn uống, các dịch vụ cá nhân khác (theo báo Tạp chí Tài chính, 2022).Chính vì vậy, việc kiểm soát các rủi ro trong hoạt động là cần thiết, giúp ngăn ngừa những sự cố xảy ra, giảm yếu tố gây nhiễu, gây cản trở việc đạt được mục đích chung cuối cùng của tổ chức. Đặc biệt, trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng khách sạn, chất lượng dịch vụ quyết định tất cả, nếu không kiểm soát các yếu tố rủi ro trong vận hành, thì thiệt hại về lâu dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến chiến lược chung của tổ chức. Ở các ngành Ngân hàng, Xây dựng, Sản xuất … đã có rất nhiều nghiên cứu về rủi ro trong vận hành, riêng với ngành Khách sạn hay dịch vụ du lịch thì còn chưa được quan tâm, trong khi tổn thất mà các rủi ro gây ra ảnh hưởng rất lớn đến giá trị dịch vụ và doanh thu của khách sạn. Ngay chính trong khách sạn Lotus Central phần rủi ro trong vận hành cũng không được chú trọng bằng những biện pháp cụ thể có kiểm soát. Chính vì lẽ đó, luận văn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro vận hành khách sạn Lotus Central” để tập trung nghiên cứu về lĩnh vực này, nhằm giúp doanh nghiệp khách sạn có cách nhìn tốt hơn trong việc quản trị rủi ro vận hành. Mục tiêu nghiên cứu xác định, nhận dạng và phân tích, đánh giá các yếu tố rủi ro tác động đến công tác vận hành khách sạn. Phân tích, đánh giá năng lực quản trị rủi ro vận hành hiện tại của khách sạn. Đưa ra các kiến nghị, đề xuất nâng cao năng lực ứng phó rủi ro hiệu quả phù hợp với ngân sách và nguồn lực. Luận văn khảo sát dựa trên dữ liệu được thu thập bằng phương pháp nghiên cứu định tính và quan sát, đánh giá nhiều tài liệu chuyên sâu, các bài báo học thuật có liên quan đến các yếu tố rủi ro vận hành trong ngành khách sạn, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro nói chung, và các nguồn dữ liệu thứ cấp khác như báo cáo ngành và báo cáo nội bộ khách sạn. Khách sạn Lotus Central chưa có quy trình quản trị rủi ro vận hành, qua nghiên cứu luận văn cũng nhận thấy có nhiều triệu chứng trong thực tế dựa theo quan sát và số liệu nội bộ, khớp với lý thuyết về các yếu tố rủi ro vận hành trong ngành khách sạn. Các yếu tố còn tồn đọng và cần được xử lý. Luận văn thực hiện đánh giá các yếu tố và đưa ra giải pháp xử lý từng yếu tố cũng như để nâng cao năng lực quản trị rủi ro chung cho khách sạn.