Pháp luật về ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, đầu tư nước ngoài là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt nam là một trong những môi trường đầu tư tiềm năng mà nhiều nước đang hướng đến. Với chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu vươn r...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Master's Theses |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
2023
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1034965~S1 https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/67337 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, đầu tư nước ngoài là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt nam là một trong những môi trường đầu tư tiềm năng mà nhiều nước đang hướng đến. Với chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu vươn ra thị trường quốc tế thì nguồn vốn, nguồn lực từ các nhà đầu tư trong nước còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Sau hơn 15 năm thực hiện Luật Đầu tư từ năm 2005, đạo luật từng được xem là “một bước tiến quan trọng trong tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư tại Việt Nam”. Đến nay đã có thay đổi, điều chỉnh, song Luật Đầu tư 2020 vẫn còn khá nhiều điểm hạn chế, bất cập. Các quy định về ưu đãi đầu tư là thật sự chưa đồng bộ, thống nhất giữa các luật có liên quan. Yêu cầu rà soát, sửa đổi bổ sung những nội dung liên quan đến ưu đãi đầu tư đang là thiết yếu để hoàn thiện đạo luật này. Nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp luật liên quan về ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tác giả phân tích, đánh giá… từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bằng phương pháp hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp lịch sử, so sánh luật, phân tích các vụ việc liên quan nổi cộm trong thời gian qua để làm rõ vấn đề pháp luật về ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật. Sau đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư. Với mong muốn chủ động đóng góp ý kiến để hoàn thiện pháp lý minh bạch, bình đẳng, phù hợp với thực tế, thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư tại Việt Nam. |
---|