Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế

Luận án phân tích tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế tại 33 quốc gia trải dài khắp các châu lục với các nền kinh tế đã phát triển, đang phát triển và mới nổi trong giai đoạn từ 2004 đến 2017. Bằng cách xây dựng bộ c...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Huỳnh Thị Thúy Vy
Đồng tác giả: Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Khắc Quốc Bảo
Định dạng: Dissertations
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2023
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://opac.ueh.edu.vn/record=b1034751~S1
https://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/66675
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Luận án phân tích tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế tại 33 quốc gia trải dài khắp các châu lục với các nền kinh tế đã phát triển, đang phát triển và mới nổi trong giai đoạn từ 2004 đến 2017. Bằng cách xây dựng bộ chỉ số phát triển tài chính mới kết hợp từ IMF và WB, luận án đã phân tích tác động đa chiều của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế với đầy đủ bốn khía cạnh là độ sâu tài chính, khả năng tiếp cận, tính hiệu quả và tính ổn định tài chính. Từ đó tìm thấy được tác động theo cả dạng hình chữ U và U ngược của từng khía cạnh của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế. Thông qua xây dựng và phát triển mô hình tăng trưởng tân cổ điển mở rộng, luận án tìm thấy được mức độ phát triển tài chính càng tăng thì cấu trúc tài chính dựa trên thị trường càng có tầm quan trọng hơn khi so sánh với cấu trúc dựa trên ngân hàng trong tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Luận án cũng tìm thấy được ảnh hưởng của sự phát triển ngân hàng và thị trường chứng khoán đến tăng trưởng kinh tế không đơn thuần chỉ là trong ngắn hạn và dài hạn mà phải dựa trên các tần số khác nhau tại các khung thời gian khác nhau. Bên cạnh đó, quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới được tìm thấy trong nhóm các quốc gia đang phát triển & mới nổi, ngược lại cấu trúc tài chính tại nhóm các quốc gia đã phát triển hoặc là dựa trên ngân hàng hoặc là dựa trên thị trường. Từ các kết quả về phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế, luận án đưa ra một số hàm ý chính sách quan trọng liên quan đến hệ thống tài chính cũng như mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững của mỗi một quốc gia, trong giai đoạn mà hệ thống tài chính thế giới đang định hình lại như hiện nay.