Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Luận văn của tác giả tập trung phân tích thực trạng ứng dụng hiệp ước Basel II vào bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Qua quá trình tổng hợp dữ liệu và phân tích đánh giá, tác giả nhận định một cách tổng quan về tình hình ứng dụng mô hình quản trị rủi...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Nguyễn Minh Hùng
Đồng tác giả: Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Thị Liên Hoa
Định dạng: Master's Theses
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh 2022
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://opac.ueh.edu.vn/record=b1033446~S1
http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/63307
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Luận văn của tác giả tập trung phân tích thực trạng ứng dụng hiệp ước Basel II vào bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Qua quá trình tổng hợp dữ liệu và phân tích đánh giá, tác giả nhận định một cách tổng quan về tình hình ứng dụng mô hình quản trị rủi ro theo chuẩn mực Basel II của Ngân hàng Sacombank và xác định những vấn đề vẫn chưa hoàn thiện. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng theo đúng định hướng của Hiệp ước Basel II. Luận văn đã cho thấy tầm quan trọng trong việc áp dụng các chuẩn mực Hiệp ước Basel II vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM trong nước nói chung và Sacombank nói riêng. Mục tiêu cơ bản của việc ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng là hướng đến một khuôn mẫu quản trị rủi ro tiên tiến của thế giới, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, phòng ngừa và tăng khả năng chống đỡ rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy việc ứng dụng Hiệp ước Basel II của các NHTM Việt Nam có độ trễ so với các nước phát triển khác nhưng với sự tích cực chủ động của các NHTM trong nước trong việc xây dựng hệ thống nhằm đáp ứng các chuẩn mực của các trụ cột thì việc ứng dụng thành công Basel II chỉ là vấn đề thời gian. Tuy nhiên giới hạn của đề tài là quá trình ứng dụng các chuẩn mực của Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của Ngân Hàng Sacombank đang trong giai đoạn sơ khai với mục tiêu của Ngân hàng là hoàn thiện trụ cột đầu tiên của Hiệp ước. Vì vậy luận văn chỉ tập trung chủ yếu vào phân tích thực trạng và chiến lược để hoàn thiện trụ cột 1 của Basel II mà vẫn chưa có đủ nguồn thông tin cần thiết để có thể phân tích sâu hơn việc ứng dụng 2 trụ cột tiếp theo vào hệ thống quản trị rủi ro của Sacombank. Dù vậy, với sự chủ động tích cực trong việc xây dựng bộ máy quản trị rủi ro dựa trên các chuẩn mực quốc tế và việc ứng dụng các hệ thống công nghệ tiên tiến thì việc có thể đáp ứng cả 3 trụ cột theo Basel II tại Sacombank trong thời gian ngắn là có cơ sở.