Thực trạng góp vốn “ảo” khi đăng ký doanh nghiệp
Vốn góp hay vốn điều lệ doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để hình thành nên tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp. Việc góp vốn đảm bảo cho doanh nghiệp có sự tách bạch về tài sản riêng của chủ sở hữu, các thành viên, cổ đông so với phần tài sản chung thuộc về doanh nghiệp. Điều này đ...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Master's Theses |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
2022
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1033451~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/63304 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Vốn góp hay vốn điều lệ doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để hình thành nên tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp. Việc góp vốn đảm bảo cho doanh nghiệp có sự tách bạch về tài sản riêng của chủ sở hữu, các thành viên, cổ đông so với phần tài sản chung thuộc về doanh nghiệp. Điều này đảm bảo cho doanh nghiệp về điều kiện có tài sản riêng và có thể tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trong thời gian tồn tại. Tuy nhiên, để đánh đổi việc phát triển doanh nghiệp, pháp luật Việt Nam đang đề cao tư tưởng về đơn giản hóa thủ tục hành chính, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh để các chủ thể trong xã hội có điều kiện thuận lợi tốt nhất khi tham gia vào nền kinh tế. Điều này mang đến nhiều tác động tích cực như tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp và quy mô nền kinh tế từ năm 2005. Nhưng kéo theo đó, việc đơn giản này dần trở thành sự lỏng lẻo khi xã hội càng phát triển và trở nên phức tạp. Việc lạm dụng các điều kiện thuận lợi của luật pháp đã dẫn đến nhiều hệ lụy đáng kể, trong đó, có thể kể đến một bộ phận “công ty ma” được thành lập gây khó khăn cho công tác quản lý công và tạo rủi ro tiềm ẩn cho xã hội như thực hiện các hành vi phạm pháp. Các công ty này thường có đặc điểm là có “vốn ảo”, hay nói cách khác là không tồn tại vốn thực chất, mà chỉ mượn danh nghĩa công ty để thực hiện các hoạt động có cả hợp pháp và phi pháp. Do đó, với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, song hành với sự phát triển về “lượng” thì đã đến lúc pháp luật cần có cái nhìn đúng đắn hơn về “chất” của hoạt động doanh nghiệp. Phát triển doanh nghiệp không thể dừng lại ở việc gia tăng số lượng, gia tăng vốn hóa thị trường mà còn phải phát triển cả về sức mạnh doanh nghiệp, phải là một doanh nghiệp thực sự và chính danh thì nền kinh tế mới có thể phát triển bền vững. Vì vậy, luận văn mong muốn tạo nên cơ sở để xem xét lại các vấn đề trên, trong đó là tính thực chất về vốn của doanh nghiệp, hạn chế các tác động về “vốn ảo”, “vốn khống” hiện đang tồn tại trong xã hội Việt Nam. |
---|