Công nhận kết quả hòa giải thành thông qua hoạt động hòa giải đối thoại tại Tòa án - thực tiễn từ tỉnh Bình Dương
Trong luận văn này, cá nhân đã làm rõ các vấn đề lý luận về hòa giải thành thông qua hoạt động hòa giải, đối thoại tại TA, phân tích các quy định của pháp luật về trình tự thủ tục, điều kiện công nhận, hiệu lực pháp lý của yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành và liên hệ thực tiễn hoạt độn...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Master's Theses |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
2021
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1032980~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/61389 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Trong luận văn này, cá nhân đã làm rõ các vấn đề lý luận về hòa giải thành thông qua hoạt động hòa giải, đối thoại tại TA, phân tích các quy định của pháp luật về trình tự thủ tục, điều kiện công nhận, hiệu lực pháp lý của yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành và liên hệ thực tiễn hoạt động công nhận kết quả hòa giải thành tại TAND 2 cấp tỉnh Bình Dương. Qua đó, phân tích làm rõ những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về công nhận kết quả hòa giải thành tại TA. Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài TA mặc dù được quy định trong một chương riêng của BLTTDS năm 2015 (Chương XXXIII gồm 4 điều luật từ Điều 416 đến Điều 419) và theo quy định của LHGĐTTTA năm 2020 nhưng hầu hết các quy định về trình tự thủ tục tiếp nhận, thụ lý yêu cầu được dẫn chiếu đến các điều luật về yêu cầu giải quyết việc dân sự. Các điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành được quy định trong BLTTDS năm 2015 và LHGĐTTTA năm 2020 còn có sự khác nhau và chưa phù hợp với thực tiễn áp dụng. Hiệu lực pháp lý của quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại TA theo quy định của LHGĐTTTA còn chưa đảm bảo nguyên tắc xét xử của BLTTDS năm 2015. Do đó, pháp luật cần có quy định riêng về thủ tục tiếp nhận, thụ lý yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành tại TA để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động này hiệu quả hơn, cần sửa đổi, bổ sung cho thống nhất các quy định về điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài TA và tại TA giữa BLTTDS năm 2015 và LHGĐTTTA năm 2020. Đồng thời, vấn đề hiệu lực pháp lý của quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại TA theo quy định của LHGĐTTTA năm 2020 cần được xem xét, sửa đổi cho phù hợp với quy định của BLTTDS năm 2015, đảm bảo quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại TA có hiệu thi hành ngay, không bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. |
---|