Giải pháp cải thiện sinh kế hộ nghèo thiếu hụt chiều thu nhập nhóm 2 giai đoạn 2019 – 2020 tại địa bàn Quận 3 Thành Phố Hồ Chí Minh
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng về sinh kế của hộ nghèo thiếu hụt chiều thu nhập nhóm 2 giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn Quận 3 và tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản sinh kế của hộ nghèo được vận dụng khung phân tích sinh kế bền vững (DFID, 1999) được thể...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Master's Theses |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
2020
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1032093~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/60469 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng về sinh kế của hộ nghèo thiếu hụt chiều thu nhập nhóm 2 giai đoạn 2019 - 2020 trên địa bàn Quận 3 và tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản sinh kế của hộ nghèo được vận dụng khung phân tích sinh kế bền vững (DFID, 1999) được thể hiện qua năm nguồn vốn cơ bản đó là: nguồn vốn nhân lực, nguồn vốn xã hội, nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn vật chất và nguồn vốn tài chính, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm định hướng cho các hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Trên cơ sở tiếp cận khung phân tích sinh kế bền vững (DFID, 1999) của các nghiên cứu trước đây đánh giá thực trạng sinh kế và cơ sở nghiên cứu về sinh kế bền vững, đề tài nghiên cứu bằng phương pháp định lượng kết hợp định tính thông qua việc thống kê mô tả, thống kê so sánh và thảo luận nhóm, khảo sát thực địa, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia và hộ nghèo, nhằm để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản sinh kế của hộ nghèo, đưa ra mô hình nghiên cứu, đồng thời thực hiện hiệu chỉnh thang đo để đưa vào nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng với số lượng 230 phiếu khảo sát hợp lệ. Tác giả sử dụng phần mềm Excel để phân tích dữ liệu và thống kê mô tả, phân tích giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn về độ tuổi và mức thu nhập của thành viên hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh kế của hộ nghèo chịu tác động lớn từ chính sách điều chỉnh mức chuẩn nghèo của thành phố cao gấp ba lần so với mức chuẩn của quốc gia, nên ảnh hưởng rất lớn đến chiều thu nhập của các hộ nghèo, sinh kế của hộ nghèo sẽ thiếu bền vững, ổn định; khả năng thực hiện chiến lược sinh kế là hết sức khó khăn. Từ kết quả nghiên cứu thực tế đã được thực hiện, tác giả mạnh dạn đề xuất các giải pháp, khuyến nghị với các cơ quan của Quận 3 các giải pháp tốt nhất nhằm để cải thiện, nâng cao đời sống của hộ nghèo một cách bền vững, bản thân và cả hộ gia đình phải nhận thức được sự vươn lên thoát nghèo một cách bền vững và căn cơ hơn để đảm bảo cuộc sống của cả hộ được đảm bảo và có nguồn thu nhập ổn định hơn, góp phần đem lại hiệu quả giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo trên địa bàn Quận 3. |
---|