Các yếu tố ảnh hưởng đến tới động lực làm việc của cán bộ công chức, viên chức Sở Công thương Đồng Nai
Động lực làm việc của các cá nhân trong tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc cho cá nhân và tổ chức. Mục đích quan trọng nhất của tạo động lực là sử dụng hợp lý nguồn lao động, khai thác hiệu quả nguồn lực con người nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Master's Theses |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
2020
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1031780~S8 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/60294 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Động lực làm việc của các cá nhân trong tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc cho cá nhân và tổ chức. Mục đích quan trọng nhất của tạo động lực là sử dụng hợp lý nguồn lao động, khai thác hiệu quả nguồn lực con người nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước nói chung và đối với Sở Công thương tỉnh Đồng Nai nói riêng. Trên cơ sở tiếp cận những hệ thống lý thuyết nghiên cứu về động lực làm việc và động lực làm việc cho đối tượng CBCC, mô hình lý thuyết ban đầu đưa ra 5 nhân tố với 29 biến quan sát, cụ thể bao gồm: Môi trường và điều kiện làm việc; Thu nhập và phúc lợi; Cơ hội đào tạo và thăng tiến; Sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo và Quan hệ xã hội. Đề tài đã đạt được một số kết quả sau: (1). Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho người lao động, đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ công chức, viên chức Sở Công thương tỉnh Đồng Nai. 2). Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra và xử lý số liệu bằng SPSS 20.0 nhằm đánh giá mức độ tác động của 05 nhân tố độc lập: Môi trường và điều kiện làm việc (MTLV); Thu nhập và phúc lợi (TN_PL); Cơ hội đào tạo và thăng tiến (DTTT); Sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo (HTLD) và Quan hệ xã hội (QHXH). Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 5 nhân tố trên đều tác động đến Động lực làm việc của CBCC; trong đó nhân tố Thu nhập và phúc lợi là nhân tố quan trọng nhất (β = 0,275), tiếp đến là nhân tố Đào tạo và thăng tiến (β = 0,256). Phát hiện trên của nghiên cứu là cơ sở để đề xuất các hàm ý giải pháp nhằm gia tăng sự gắn kết của nhân viên và tạo động lực cho nhân viên. |
---|