Tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II đến chi phí trung gian và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Theo thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 31/12/2016 của ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu là 8%. Ngoài ra, theo Nghị quyết số 24 năm 2016 của Quốc hội và Nghị quyết số 27 năm 2017 của Chính phủ: "đến năm 2020, c...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Master's Theses |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
2020
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1031460~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/60172 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Theo thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 31/12/2016 của ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu là 8%. Ngoài ra, theo Nghị quyết số 24 năm 2016 của Quốc hội và Nghị quyết số 27 năm 2017 của Chính phủ: "đến năm 2020, cơ bản các ngân hàng thương mại (NHTM) có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12 - 15 NHTM áp dụng thành công Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn trở lên. Do đó, mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu về tác động của yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel II đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Yêu cầu vốn cao hơn làm gia tăng chi phí cho cổ đông trong việc quản lý danh mục của ngân hàng. Tác giả sử dụng phương pháp Moment tổng quát (GMM) hệ thống thông qua dữ liệu 27 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2009-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số nhân tố ảnh hưởng việc gia tăng vốn làm gia tăng chi phí trung gian và khả năng sinh lợi của ngân hàng nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê đối với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu xác định các nhân tố đặc thù ảnh hưởng gia tăng chi phí trung gian của ngân hàng trong giai đoạn áp dụng hiệp định vốn tối thiểu theo chuẩn quốc tế là: nâng cao hiệu quả chi phí, nâng cao lợi thế theo quy mô, gia tăng thu nhập ngoại bảng. Bên cạnh đó, các nhân tố làm cải thiện khả năng sinh lợi của ngân hàng bao gồm: tăng vốn yêu cầu tối thiểu, cải thiện tính thanh khoản, cải thiện hiệu quả về chi phí, cải thiện vị thế ngân hàng. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu hỗ trợ các nỗ lực của NHNN để thực thi các quy định về vốn nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng ở Việt Nam. |
---|