Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và phân cấp tài khóa đến xung đột về đất đai – thực nghiệm dữ liệu bảng tại 19 tỉnh Việt Nam
Sau 30 năm đón nhận dòng vốn FDI, Việt Nam đã ghi nhận nhiều mặt tích cực như tốc độ tăng trưởng cao, nguồn nhân lực được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp thấp… Tuy nhiên, song hành cùng việc tăng trưởng kinh tế cao đó là việc gia tăng các bất ổn xã hội đặc biệt là xung đột liên quan đến đất đai.Nhiều ý...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Master's Theses |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
2020
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1031511~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/60144 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Sau 30 năm đón nhận dòng vốn FDI, Việt Nam đã ghi nhận nhiều mặt tích cực như tốc độ tăng trưởng cao, nguồn nhân lực được cải thiện, tỷ lệ thất nghiệp thấp… Tuy nhiên, song hành cùng việc tăng trưởng kinh tế cao đó là việc gia tăng các bất ổn xã hội đặc biệt là xung đột liên quan đến đất đai.Nhiều ý kiến cho rằng, việc thu hồi đất với giá thấp để thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất nhằm thu hút dòng vốn FDI đã làm mức độ đô thị hóa tại nhiều địa phương gia tăng nhanh chóng. Cộng hưởng với việc chạy đua chính sách ưu đãi dành cho nhóm các doanh nghiệp FDI đã thúc đẩy các tranh chấp, xung đột về đất đai ngày càng một gia tăng giữa người dân với chính quyền địa phương, hay thậm chí các tranh chấp dân sự về đất đai cũng gia tăng. Do đó, trong tình hình mới, địa phương công tác là địa phương có tiến trình đô thị hóa nhanh, thu hút FDI nhiều trong thời gian tới, cho nên cần thiết phải thực hiện nghiên cứu để có giải pháp quản lý tốt, nhằm mục đích phải triển kinh tế địa phương bền vững, nhưng cũng ổn định đời sống người dân, an ninh trật tự, công bằng xã hội. Bài Luận sử dụng dữ liệu Bảng tại 19 tỉnh bao gồm các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và tỉnh Bình Thuận để xem xét tác động của FDI và phân cấp tài khóa đến xung đột đất đai tại 19 tỉnh phía Nam, và từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách giải quyết xung đột này. Với các kết quả thu được từ sử dụng mô hình ước OLS, FEM và mô hình GMM để kiểm định, Bài luận đã chỉ ra được một mối liên hệ gián tiếp của FDI và phân cấp tài khóa đến xung đột đất đai tại 19 tỉnh. Trên cơ sở đó, tác giả bước đầu đưa ra các khuyến nghị chính sách về việc gia tăng việc giám sát, nhất là của HĐND và việc giải trình, đây là yếu tố bắt buộc khi chúng ta gia tăng sự phân cấp cho chính quyền cấp dưới. Bên cạnh đó, bài luận cũng đề nghị nên gia tăng không gia tự chủ của chính quyền địa phương về bảng giá đất trên cơ sở giám sát của người dân. Đồng thời thay đổi cách tinh tiền thuế trong một giao dịch về đất đai nên được tính theo bảng giá đất cấp tỉnh. |
---|