Ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam

Ngành ngân hàng từ trước đến nay luôn được xem là một trong những lĩnh vực chịu nhìu rủi ro nhất. Đồng hành với sự phát triển của thị trường kinh tế, nhằm đáp ứng nhu cầu cao của thị trường, ngành ngân hàng không ngừng mở rộng cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Tuy nhiên, sự phát triển này kéo th...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Phạm Quốc Huy
Đồng tác giả: Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Hữu Huy Nhựt
Định dạng: Master's Theses
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh 2019
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://opac.ueh.edu.vn/record=b1030727~S1
http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/59519
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Ngành ngân hàng từ trước đến nay luôn được xem là một trong những lĩnh vực chịu nhìu rủi ro nhất. Đồng hành với sự phát triển của thị trường kinh tế, nhằm đáp ứng nhu cầu cao của thị trường, ngành ngân hàng không ngừng mở rộng cả về quy mô và chất lượng hoạt động. Tuy nhiên, sự phát triển này kéo theo sự gia tăng trong rủi ro mà ngân hàng sẽ phải đối mặt, các rủi ro bao gồm như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp hiện diện ngày càng rõ hơn trong hệ thống ngân hàng, dẫn đến việc mỗi ngân hàng phải trang bị và tối ưu hệ thống quản lý rủi ro nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và làm giảm thiểu rủi ro. Thực tế, trong những năm trở lại đây, từ giai đoạn tái cơ cấu ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn thế giới năm 2008, các ngân hàng đã không ngừng cải thiện và nâng cao hệ thống quản trị rủi ro (“QTRR”) của riêng mình, nhưng để có thể tiếp cận đến các chuẩn mực chuẩn trong QTRR của các ngân hàng quốc tế thì vẫn còn là một chặng đường dài nhiều khó khăn và bất cập. Cụ thể, nợ xấu ngành ngân hàng tuy được cải thiện nhưng tỷ lệ nợ xấu nội bảng vẫn còn khá cao nếu so với các nước khác trong khu vực, nếu tính cả nợ xấu đã bán cho VAMC (Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng) thì tỷ lệ nợ xấu trong dư nợ ngân hàng sẽ cao hơn rất nhiều; sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều, các cán bộ cấp trung và cao cấp trong ngân hàng vẫn có thể lợi dụng được các kẽ hở trong hệ thống quản lý của ngân hàng để trục lợi riêng cho những công ty con của ngân hàng,… Do đó, vấn đề đặt ra là các ngân hàng phải nghiên cứu áp dụng được các chuẩn mực quản trị mang tầm quốc tế trong hệ thống QTRR của mình. Theo đó, các ngân hàng Việt Nam đã và đang xây dựng và tuân thủ Hiệp ước Basel II - được xem là tiêu chuẩn trong hoạt động QTRR của các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến khả năng triển khai Basel II trên toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhìn chung, các ngân hàng đều đang không ngừng nỗ lực xây dựng và phát triển Basel II nhằm cải thiện và nâng cao hệ thống QTRR của ngân hàng.