Nâng cao khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Tỷ suất sinh lợi là một trong những chỉ số tài chính quan trọng có thể phản ánh được khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Nó giúp các nhà quản trị và các nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng trên tổng tài sản và vốn đầu tư. Một ngân hàng có tỷ suất sinh lợi...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Phạm Hoàng Oanh
Đồng tác giả: Dr. Nguyễn Quốc Khanh
Định dạng: Master's Theses
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh 2019
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://opac.ueh.edu.vn/record=b1030025~S1
http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/59040
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Tỷ suất sinh lợi là một trong những chỉ số tài chính quan trọng có thể phản ánh được khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Nó giúp các nhà quản trị và các nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng trên tổng tài sản và vốn đầu tư. Một ngân hàng có tỷ suất sinh lợi cao sẽ đem lại khả năng sinh lợi cao, thể hiện sự hiệu quả trong việc quản trị nguồn vốn hoạt động kinh doanh và sẽ thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Vì vậy, việc phân tích tỷ suất sinh lợi và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là rất quan trọng. Các ngân hàng có sự quản lý vốn hiệu quả và có nguồn vốn đầu tư lớn sẽ có khả năng tốt trong việc chống chọi với các cuộc khủng hoảng tài chính, duy trì sự ổn định về kinh tế, tăng các nguồn vốn tái đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao thu nhập.... Do đó, đã có rất nhiều học giả trên toàn thế giới đã nghiên cứu về vấn đề này. Dựa trên những nghiên cứu trước đây, bài luận văn đã dùng các phân tích định lượng, sử dụng các phương pháp thống kê, mô tả và hồi quy dữ liệu bảng, thiết lập mô hình phân tích mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi là ROA và ROE và các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017. Theo đó, quy mô ngân hàng, thanh khoản và thu nhập lãi cận biên có tác động tích cực với cả ROA và ROE. Ngược lại, nợ dưới chuẩn và tốc độ tăng trưởng lại có tác động tiêu cực đến cả ROA và ROE. Quy mô vốn chủ sở hữu lại có tác động tích cực đến ROA nhưng có tác động tiêu cực đến ROE. Cho vay thời kỳ này có tác động tiêu cực đến ROA. Lạm phát lại có tác động tích cực đến ROE. Từ việc phân tích nêu trên, bài luận văn sẽ trình bày các giải pháp như gia tăng quy mô ngân hàng; quản lý thanh khoản hợp lý; quản trị an toàn vốn; quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu; cải thiện hiệu quả quản lý cơ cấu chi phí và thu nhập; hỗ trợ, tham gia vào việc điều tiết vĩ mô và một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại trong việc cải thiện, nâng cao vai trò của mình nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán.