Phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh
Luận văn nghiên cứu vấn đề phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV – HCM. Mặc dù tín dụng bán lẻ có tiềm năng trở thành một trong những hoạt động chủ đạo của nghiệp vụ ngân hàng, nhưng BIDV – HCM gần đây mới quan tâm đến thị trường bán lẻ. Cơ cấu các sản phẩm tín dụng bán lẻ (DBL) tại BIDV – HC...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Master's Theses |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
2019
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1030000~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58997 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Luận văn nghiên cứu vấn đề phát triển sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV – HCM. Mặc dù tín dụng bán lẻ có tiềm năng trở thành một trong những hoạt động chủ đạo của nghiệp vụ ngân hàng, nhưng BIDV – HCM gần đây mới quan tâm đến thị trường bán lẻ. Cơ cấu các sản phẩm tín dụng bán lẻ (DBL) tại BIDV – HCM bị mất cân đối, tỷ trọng cho vay nhà ở và cho vay cầm cố/chiết khấu giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng quá lớn; trong khi các sản phẩm khác chiếm tỷ trọng quá nhỏ. Một số sản phẩm có nhưng không phát triển và không có dư nợ. BIDV – HCM chưa có sản phẩm mang tính đột phá. Bên cạnh đó, khâu quảng bá, tiếp thị và ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm TDBL còn yếu. BIDV – HCM cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm trong đó việc đa dạng các sản phẩm TDBL là một xu thế tất yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới mục tiêu ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Trong phạm vi luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp giải quyết tình huống (problem – solving) kết hợp định tính và định lượng trong nghiên cứu để tìm các nguyên nhân dẫn đến việc sản phẩm TDBL chưa phát triển tại BIDV – HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguyên nhân tập trung vào các vấn đề lớn sau: vấn đề phát triển sản phẩm TDBL còn thiếu và yếu tập trung vào một số sản phẩm như cho vay hỗ trợ nhà ở, vay thấu chi, vay tiêu dùng tín chấp, vay du học; chưa áp dụng công nghệ vào các sản phẩm TDBL; chưa phát triển thêm nhiều sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng; chưa có chiến lược marketing hiệu quả. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các giải pháp và kế hoạch để phát triển các sản phẩm TDBL tại BIDV – HCM. Giải pháp tập trung vào các nội dung chính: phát triển các sản phẩm mới cũng như sản phẩm TDBL đang có; chú trọng đầu tư các sản phẩm TDBL liên quan đến công nghệ; các giải pháp về hoạt động marketing. |
---|