Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại tại tòa án trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Qua hệ thống cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thực áp dụng pháp luật hiện hành khi giải quyết tranh chấp tại Toà án địa phương, luận văn hướng tới làm rõ những vấn đề sau: (1) các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Master's Theses |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
2019
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1029635~S8 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58937 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Qua hệ thống cơ sở lý luận, các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại thực áp dụng pháp luật hiện hành khi giải quyết tranh chấp tại Toà án địa phương, luận văn hướng tới làm rõ những vấn đề sau: (1) các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tòa án, từ đó nêu lên những thực trạng hiệu quả giải quyết loại tranh chấp này tại TAND cấp huyện trong tình hình hiện nay; (2) phân tích, đánh giá những vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định pháp luật vào thực tiễn giải quyết án ở Toà án cấp sơ thẩm; qua đó nêu ra một số kiến nghị khắc phục những trở lực, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết tòa án cấp sơ thẩm nhằm đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong công cuộc cải cách tư pháp. Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu: cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng, áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp phân tích để làm rõ những quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại toà án cấp sơ thẩm. Bên cạnh đó tác giả kết hợp sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp... để thực hiện những vấn đề thuộc về nội dung của luận văn. Từ công trình nghiên cứu, người viết đã rút kết được những vướng mắc khó khăn, những vấn đề bất cập trong thực tiễn vận dụng pháp luật vào thực tế. Mặc dù mỗi giai đoạn phát triển xã hội sẽ có những chuyển biến không ngừng của hệ thống pháp luật, các chế định để điều chỉnh các quan hệ trong kinh doanh thương mại cũng luôn vận động theo hướng phát triển hơn dựa trên nền tảng luôn có tính kế thừa và hoàn thiện hơn. Những qui định pháp luật điều chỉnh các quan hệ về kinh doanh thương mại và giải quyết các tranh chấp trong hoạt động thương mại của các chủ thể kinh doanh là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để tòa án giải quyết các tranh chấp giữa các đương sự khi tham gia tố tụng, tuy nhiên một số qui định vẫn còn thiếu sót hạn chế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu luận văn đã đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện một số vấn đề về luật hình thức và một số vấn đề về luật nội dung trong hoạt động giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại, nhằm đáp ứng được những đòi hỏi mà công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế đã đặt ra và trên hết là quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả khi phát sinh tranh chấp. |
---|