Nắm giữ tiền mặt và tốc độ điều chỉnh nắm giữ tiền mặt - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
Bài luận văn này nhằm xem xét tốc độ điều chỉnh nắm giữ tiền mặt và mở rộng hơn các nghiên cứu gần đây làm nổi bật hơn tầm quan trọng của kế toán trong tính không đồng nhất của tốc độ điều chỉnh nắm giữ tiền mặt tại Thị trường Chứng khoán Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu 387 doanh nghiệp...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Master's Theses |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
2019
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1029565~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58800 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Bài luận văn này nhằm xem xét tốc độ điều chỉnh nắm giữ tiền mặt và mở rộng hơn các nghiên cứu gần đây làm nổi bật hơn tầm quan trọng của kế toán trong tính không đồng nhất của tốc độ điều chỉnh nắm giữ tiền mặt tại Thị trường Chứng khoán Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu 387 doanh nghiệp niêm yết liên tục trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) từ khoảng thời gian năm 2009 đến năm 2017, cũng như sử dụng phương pháp hồi quy mô hình GMM (Generalized method of moments) để thực hiện việc ước lượng mô hình. Kết quả chỉ ra rằng các mức độ nắm giữ tiền mặt kỳ trước, quy mô công ty, quyết định chi trả cổ tức và vốn luân chuyển ròng có tương quan dương và có ý nghĩa thống kê mức ý nghĩa 10%. Qua đó cho thấy các doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt ở kỳ trước, quy mô càng lớn, có chi trả cổ tức và vốn luân chuyển ròng càng nhiều thì có nhu cầu nắm giữ càng nhiều tiền mặt trong cơ cấu tài sản. Ngược lại, dòng tiền, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi tiêu vốn, đòn bẩy có tương quan âm và có mức ý nghĩa thống kê 10%. Qua đó cho thấy các doanh nghiệp có dòng tiền càng tăng, đầu tư nghiên cứu và phát triển càng nhiều, chi tiêu vốn càng nhiều và sử dụng nhiều nợ vay thì sẽ càng ít có nhu cầu nắm giữ tiền mặt trong cơ cấu tài sản. Bên cạnh đó, luận văn cũng tìm thấy các yếu tố như độ lệch so với mức tiền mặt mục tiêu, quy mô công ty (đại diện cho vấn đề ràng buộc tài chính) và nguồn vốn nội bộ đều có tác động đáng kể đến tốc độ điều chỉnh tiền mặt của các công ty hướng về tiền mặt tối ưu. |
---|