Tác động của FDI và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển (1995 – 2017)

Tăng trưởng kinh tế một cách bền vững với chất lượng cao luôn là mục tiêu của tất cả các quốc gia trong mọi thời đại và đây cũng là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong kinh tế học. Quá trình tăng trưởng là một hiện tượng phức tạp, nó phụ thuộc vào rất nhiều các biến số kinh tế vi m...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Cao Thị Ánh Tuyết
Đồng tác giả: Assoc. Prof. Dr. Trần Thị Hải Lý
Định dạng: Master's Theses
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh 2019
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://opac.ueh.edu.vn/record=b1029165~S1
http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58750
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Tăng trưởng kinh tế một cách bền vững với chất lượng cao luôn là mục tiêu của tất cả các quốc gia trong mọi thời đại và đây cũng là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất trong kinh tế học. Quá trình tăng trưởng là một hiện tượng phức tạp, nó phụ thuộc vào rất nhiều các biến số kinh tế vi mô và vĩ mô như: sự ổn định của nền kinh tế, sự phân phối thu nhập, khung pháp lý, vị trí địa lý, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), độ mở thương mại…Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng, độ mở thương mại và tăng trưởng (GDP)…vẫn luôn là những đề tài thu hút nhiều sự chú ý của các nhà kinh tế học, các nhà làm luật, chính phủ của các quốc gia. Tuy nhiên, những nghiên cứu được tiến hành để xem xét mối quan hệ của những nhân tố này lại đưa ra nhiều kết quả khác nhau, gây nhiều tranh cãi. Bài nghiên cứu này xem xét tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) trong giai đoạn 1995 – 2017. Bằng cách xây dựng dữ liệu bảng của 6 biến số kinh tế vĩ mô (tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, ổn định kinh tế, lực lượng lao động và đầu tư vốn của quốc gia) cho 17 nền kinh tế mới nổi đang phát triển và sau đó sử dụng các phương pháp tiếp cận ảnh hưởng cố định (FEM), ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), phương pháp bình phương tổng quát tối thiểu (GLS) để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô này đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển mới nổi hiện nay. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng đầu tư cố định, đội ngũ lao động là những nhân tố góp phần tích cực vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, độ mở thương mại đóng vai trò mờ nhạt trong việc phát triển kinh tế tại các quốc gia này.