Tác động của dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển Châu Á

Tác động của dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia vẫn là vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Bên cạnh các quan điểm cho rằng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và dòng vốn viện trợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thì vẫn t...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Lê Ngọc Thùy Nữ
Đồng tác giả: Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Hồng Thắng
Định dạng: Master's Theses
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh 2019
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://opac.ueh.edu.vn/record=b1028808~S1
http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58417
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Tác động của dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia vẫn là vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Bên cạnh các quan điểm cho rằng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và dòng vốn viện trợ nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thì vẫn tồn tại nhiều quan điểm cho rằng các dòng vốn nước ngoài này không có tác động tích cực hoặc thậm chí có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của quốc gia tiếp nhận. Luận văn nghiên cứuc tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và dòng vốn viện trợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở Châu Á giai đoạn 1990 - 2016, sử dụng phương pháp hồi quy GMM, với dữ liệu thu thập dựa trên bộ Chỉ số Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Kết quả nghiên cứu phát hiện rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và dòng vốn viện trợ nước ngoài có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Theo đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và dòng vốn viện trợ nước ngoài chỉ thật sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi quốc gia nhận đầu tư có vốn con người tương đối cao (Bengoa và các cộng sự, 2003; Li và Liu, 2005), thực hiện chính sách một cách hiệu quả (Gui-Diby, 2014; Iamsiraroj, 2016) và có chất lượng thể chế đủ mạnh (Durham, 2004). Từ đó, kết quả nghiên cứu góp phần tạo cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng các chính sách thu hút, quản lý và sử dụng hiệu quả các dòng vốn nước ngoài, hạn chế gây ra sự lãng phí cũng như làm gia tăng vấn đề tham nhũng, trục lợi, làm cản trở tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển.