Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình trọng tâm, xuyên suốt của Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; là chương trình khung, tổng thể phát triển nông thôn với 11 nội dung lớn, tổng hợp của 16 chương trìn...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Master's Theses |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
2019
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://opac.ueh.edu.vn/record=b1028755~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/58376 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình trọng tâm, xuyên suốt của Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; là chương trình khung, tổng thể phát triển nông thôn với 11 nội dung lớn, tổng hợp của 16 chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó mục tiêu cao đẹp, ý nghĩa và trọng tâm nhất chính là không ngừng nâng cao và cải thiện đời sống, từng bước tăng thu nhập cho người dân tại khu vực nông thôn thông qua phát triển sản xuất. Chương trình xây dựng nông thôn mới thực chất là do dân và vì dân, người dân là trung tâm của mọi sự đầu tư và phát triển; trong đó người dân được lựa chọn, chủ động đóng góp công sức thực hiện và trực tiếp hưởng lợi. Chương trình xây dựng nông thôn mới thực sự là một chương trình có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế - chính trị - xã hội vì nó mang lại lợi ích thiết thực, cao đẹp cho cư dân nông thôn. Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sau 7 năm (2011 - 2017) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các sở ngành, địa phương, và đã tạo được sự đồng thuận của người dân trong toàn tỉnh. Chương trình gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ, cơ sở hạ tầng vùng nông thôn ngày một đổi mới, hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần từng bước được cải thiện. Mặc dù vậy, người dân chưa thực sự chủ động phát huy vai trò làm chủ của mình như mục tiêu ban đầu của chương trình đề ra. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kiến nghị: (1) Định hướng và tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần tự lực, chủ động cho người dân; (2) Tạo điều kiện để người dân phát huy tính chủ động, tự lực trong các hoạt động liên quan Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương; (3) Tham mưu các cơ chế, chính sách và cụ thể hoá các chương trình, nghị quyết của tỉnh để tạo động lực và tăng cường sự tham gia hoạt động của người dân; (4) Tạo sự rõ ràng, công khai và phát huy tính dân chủ các hoạt động nông thôn mới từ việc lên quy hoạch, kế hoạch và tài chính; (5) Gắn trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương trong việc tham mưu triển khai thực hiện chương trình đạt hiệu quả; (6) Tăng cường ứng dụng các tiến bộ về giống, kỹ thuật để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân. |
---|