Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức đối với các công ty niêm yết trên Sàn Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn 2008 – 2017

Bài nghiên cứu này phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2008 – 2017. Bằng việc chạy mô hình Tobit trên dữ liệu bảng với chín giả định được đưa ra, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp có...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Nguyễn Thị Mỹ Vân
Đồng tác giả: Prof. Dr. Trần Ngọc Thơ
Định dạng: Master's Theses
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh 2018
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://opac.ueh.edu.vn/record=b1028124~S1
http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/57795
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Bài nghiên cứu này phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2008 – 2017. Bằng việc chạy mô hình Tobit trên dữ liệu bảng với chín giả định được đưa ra, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp có mối tương quan dương với quy mô doanh nghiệp, cổ tức quá khứ, khả năng sinh lợi hiện hành và có mối tương quan nghịch với đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng trưởng tài sản, dòng tiền tự do, tình trạng nền kinh tế. Mối tương quan âm giữa dòng tiền tự do và tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp cho thấy tình trạng bất cân xứng thông tin cao, sự lạm dụng của ban quản lý và mức độ bảo vệ cho nhà đầu tư thấp. Bên cạnh đó, mối tương quan âm giữa tỷ suất sinh lợi thị trường và chính sách cổ tức của doanh nghiệp cho thấy ban quản lý có xu hướng tăng chi trả cổ tức khi nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ (tỷ suất sinh lợi thị trường thấp) để đảm bảo với các nhà đầu tư về tương lai của doanh nghiệp và môi trường quản trị bên trong của doanh nghiệp. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn cung cấp bằng chứng cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ chi trả cổ tức giữa các ngành nghề kinh doanh khác nhau, điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu đã được công bố trước đó (Lintner, 1956). Việc hiểu rõ các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức góp phần nâng cao khả năng dự báo về cổ tức mà các doanh nghiệp dự kiến chi trả và lựa chọn mô hình định giá phù hợp, điều này góp phần gia tăng niềm tin của nhà đầu tư và thúc đẩy hoạt động của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vấn đề bất cân xứng thông tin cao ở thị trường Việt Nam thuyết phục cơ quan quản lý xây dựng cơ chế quản lý mới để giải quyết vấn đề nổi bật này.