Một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu rượu Vang Đà Lạt của Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng tại TP.HCM giai đoạn 2018 - 2022

Đề tài tiếp cận giá trị thương hiệu dựa trên chất lượng cảm nhận của khách hàng (góc nhìn của khách hàng) trên cơ sở kế thừa mô hình giá trị thương hiệu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2002) bao gồm 4 thành phần đó là: nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, lòng ham muốn thương hiệ...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Trần Cao Khởi
Đồng tác giả: Assoc. Prof. Dr. Hồ Tiến Dũng
Định dạng: Master's Theses
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh 2018
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://opac.ueh.edu.vn/record=b1028135~S8
http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/57784
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Đề tài tiếp cận giá trị thương hiệu dựa trên chất lượng cảm nhận của khách hàng (góc nhìn của khách hàng) trên cơ sở kế thừa mô hình giá trị thương hiệu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2002) bao gồm 4 thành phần đó là: nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, lòng ham muốn thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu của khách hàng sử dụng sản phẩm rượu Vang Đà Lạt của Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng tại TP.HCM. Thông qua thảo luận nhóm tập trung và khảo sát ý kiến khách hàng tại showroom Công ty tại TP.HCM để thu thập thông tin phục vụ thống kê mô tả. Thông tin thu thập bao gồm cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp trong đó dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng, cơ quan truyền thông, tạp chí chuyên ngành, internet… Đối với thông tin sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát thực tế khách hàng bằng bảng câu hỏi và được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 qua các bước: kiểm định thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha, thống kê mô tả, phân tích nhân tố. Kết quả cho thấy thực trạng các hoạt động liên quan đến giá trị thương hiệu của công ty và nguyên nhân tồn tại việc thương hiệu chưa được đánh giá cao. Trong đó, vấn đề lớn nhất là việc nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng chưa cao, tiếp đến chất lượng cảm nhận của khách hàng chưa tốt, thêm vào đó hệ thống phân phối chưa hiệu quả dẫn đến lòng ham muốn thương hiệu thấp, cuối cùng là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng rượu vang trong và ngoài nước dẫn đến lòng trung thành thương hiệu của khách hàng bị lung lay. Dựa trên thực trạng và nguyên nhân theo thứ tự trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu rượu Vang Đà Lạt cho Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng giai đoạn 2018 – 2022 tại TP.HCM.