Chi tiêu công, quản trị công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển
Luận án tập trung phân tích mối quan hệ giữa quản trị công, chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1998-2016. Luận án hướng đến hai mục tiêu nghiên cứu cụ thể: (1) đánh giá tác động của cấu trúc chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế trong sự ràng buộc ngân sách...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Dissertations |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
2018
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://opac.ueh.edu.vn/record=b1027771~S1 http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/57677 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Luận án tập trung phân tích mối quan hệ giữa quản trị công, chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1998-2016. Luận án hướng đến hai mục tiêu nghiên cứu cụ thể: (1) đánh giá tác động của cấu trúc chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế trong sự ràng buộc ngân sách tại các quốc gia đang phát triển; (2) đánh giá vai trò của quản trị công trong mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Với mục tiêu thứ nhất, kết quả chỉ ra tác động dương có ý nghĩa của vốn đầu tư và vốn con người đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Ngược lại, kết quả thực nghiệm cho thấy tác động âm của chi tiêu công, nợ công đến tăng trưởng kinh tế tại trường hợp nghiên cứu này. Xem xét các thành phần chi tiêu công, thành phần chi tiêu công sản xuất (y tế, giáo dục, truyền thông và vận tải) tác động dương đến tăng trưởng trong khi các thành phần chi tiêu phi sản xuất lại tác động âm đến tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, các biến tương tác giữa chi tiêu công, các thành phần chi tiêu công và nợ công có tác động âm càng cho thấy tác động tiêu cực của quy mô nợ công lớn tại các quốc gia đang phát triển. Tương tự, biến tương tác giữa các thành phần chi tiêu công và thặng dư ngân sách âm có ý nghĩa cũng hàm ý về ý nghĩa của bền vững ngân sách tại các quốc gia đang phát triển. Xem xét tác động phi tuyến của quy mô chi tiêu công tổng thể và các thành phân chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế, kết quả kiểm định chưa cho thấy giá trị ngưỡng chi tiêu công tổng thể song lại chỉ ra giá trị ngưỡng ở các thành phần chi tiêu công sản xuất và phi sản xuất lần lượt là 2.838% GDP, 17.025% GDP. Các thành phần chi tiêu công sản xuất chỉ tạo được tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế khi vượt qua mức ngưỡng 2.838% GDP. Trong khi đó, các thành phần chi tiêu công phi sản xuất chỉ tác động tiêu cực đến tăng trưởng khi vượt qua mức ngưỡng 17.025% GDP. Phân tích vai trò ràng buộc ngân sách ở từng cơ chế ngưỡng, kết quả kiểm định chỉ ra hiệu ứng tiêu cực của thâm hụt ngân sách và nợ công đến tác động kinh tế của chi tiêu công xuất hiện rõ ràng nhất khi các khoản chi tiêu công phi sản xuất vượt qua mức ngưỡng 17.025% GDP. Với mục tiêu nghiên cứu thứ hai, điểm khác biệt của luận án và việc kết hợp xem xét quản trị công ở nhiều khía cạnh và các thành phần chi tiêu công trong mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế. Quản trị công nhìn chung tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, biến tương tác giữa chi tiêu công và quản trị công lại có tác động âm đến tăng trưởng kinh tế. Bằng các kiểm định mở rộng và phương pháp phù hợp, luận án bổ sung, giải thích rõ hơn về tác động âm của biến tương tác giữa chi tiêu công và quản trị công. Đây cũng là điểm đặc biệt của luận án so với các nghiên cứu trước. Qua đó, luận án chỉ ra các chỉ số đo lường quản trị công cần được hoàn thiện hơn nhằm nắm bắt tốt hơn cách thức mà quản trị công tác động đến tăng trưởng kinh tế tại mỗi quốc gia bởi những đặc thù riêng của từng quốc gia, mà trước tiên là sự khác biệt về thể chế chính trị. Như vậy, các kết quả kiểm định cho thấy, ràng buộc ngân sách, khía cạnh của quản trị công và cơ cấu chi tiêu công đều có vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa chi tiêu công và tăng trưởng tại các quốc gia đang phát triển giai đoạn 1998-2016. Vì vậy, luận án rút ra kết luận về hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của chi tiêu công ở các quốc gia đang phát triển là phải kết hợp hài hòa giữa chính sách kiểm soát quy mô, tái cơ cấu chi tiêu công hiệu quả và nâng cao chất lượng quản trị công trên nhiều khía cạnh. |
---|