Phân tích các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả dạy nghề tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre

Đề tài hướng tới các mục tiêu: phân tích các yếu tố cung dịch vụ đào tạo nghề như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, chương trình giảng dạy ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề của huyện Thạnh Phú; phân tích các yếu tố cầu dịch vụ đào tạo nghề như trình độ học viên, tính sẵn lòng họ...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Nguyễn Thị Hương Giang
Đồng tác giả: Dr. Võ Tất Thắng
Định dạng: Master's Theses
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh 2017
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/56495
http://opac.ueh.edu.vn/record=b1026056~S1
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Đề tài hướng tới các mục tiêu: phân tích các yếu tố cung dịch vụ đào tạo nghề như đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, chương trình giảng dạy ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề của huyện Thạnh Phú; phân tích các yếu tố cầu dịch vụ đào tạo nghề như trình độ học viên, tính sẵn lòng học nghề của học viên, nhu cầu việc làm và thu nhập trên thị trường đối với các ngành nghề được đào tạo ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề; đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho tỉnh trong thời gian tới. Kết quả khảo sát cho thấy: Huyện với nguồn lao động có trình độ học vấn thấp, tính sẵn lòng học nghề của học viên chưa cao, thiếu định hướng việc làm ngay từ khi đăng ký học nghề ảnh hưởng rất lớn đến nguồn Cung dịch vụ đào tạo nghề. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên phục vụ cho công tác giảng dạy với trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, thiếu kinh nghiệm; cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy đầu tư dàn trải, thiếu thốn; Chương trình giảng dạy lỗi thời, lạc hậu, chậm đổi mới, chưa theo kịp nhu cầu của xã hội, nặng về lý thuyết mà thiếu dạy về thực hành, dẫn đến học viên khi tốt nghiệp khó tìm việc làm, hoặc không áp dụng vào sản xuất tại nông hộ. Ngành nghề đào tạo tại các Trung tâm hay cơ sở dạy nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp chưa gặp nhau, chưa có sự gắn kết trong đào tạo và tuyển dụng dẫn đến mất căn bằng trong Cung - Cầu, chưa cung ứng được cho thị trượng lao động. Ngoài ra, định hướng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm cũng như chính sách hỗ 8 trợ tiếp cận vốn vay chưa được chú trọng, dẫn đến doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, chưa mở rộng quy mô sản xuất để có thể thu hút và giải quyết thêm việc làm cho lao động nông thôn.