Ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và kết quả công việc của nhân viên: trường hợp ngành thực phẩm – đồ uống tại Tp.HCM
Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết về các yếu tố của công bằng tổ chức ảnh hưởng đến mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và kết quả công việc của nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp trong ngành Thực phẩm - đồ uống gồm 4 yếu tố của công bằng tổ chức là: (1) công bằng phân phối, (2) cô...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Master's Theses |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
2017
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/55557 http://opac.ueh.edu.vn/record=b1024270~S1 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết về các yếu tố của công bằng tổ chức ảnh hưởng đến mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và kết quả công việc của nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp trong ngành Thực phẩm - đồ uống gồm 4 yếu tố của công bằng tổ chức là: (1) công bằng phân phối, (2) công bằng thủ tục, (3) công bằng trong ứng xử giữa người quản lý và nhân viên, (4) công bằng thông tin. Nghiên cứu định tính: được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung đối với nhân viên và nhà quản lý nhằm khám phá, điều chỉnh các thang đo của các yếu tố công bằng tổ chức, thang đo mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và thang đo kết quả công việc. Thang đo công bằng tổ chức gồm 23 biến quan sát của 4 yếu tố công bằng tổ chức, 8 biến quan sát của mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và 6 biến quan sát của kết quả công việc. Nghiên cứu định lượng: được thực hiện thông qua kỹ thuật gửi trực tiếp bảng câu hỏi in ra giấy đến đối tượng khảo sát. Số lượng bảng câu hỏi đạt yêu cầu bằng cách điền đầy đủ thông tin vào phiếu khảo sát và cỡ mẫu thu thập được N = 212. Với phương pháp kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì 6 thành phần của mô hình nghiên cứu được giữ nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các thành phần thang đo của công bằng tổ chức đều đạt độ tin cậy và độ giá trị cho phép, bao gồm: công bằng thủ tục; công bằng thông tin; công bằng ứng xử giữa quản lý và nhân viên; công bằng phân phối. Tiếp đến kết quả phân tích hồi quy bội giữa công bằng tổ chức và mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên cho thấy 51.9% sự biến thiên của biến mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên được giải thích bởi các biến độc lập của công bằng tổ chức. Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích hồi quy thì bốn biến của công bằng tổ chức có tác động dương đến mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên. Trong đó, mạnh nhất là thành phần công bằng về thủ tục (Beta = 0.405), tiếp theo là thành phần công bằng thông tin (Beta = 0.346), kế đến là thành phần công bằng trong ứng xử giữa người quản lý và nhân viên (Beta = 0.310) và cuối cùng là thành phần công bằng phân phối (Beta = 0.104). Đồng thời, kết quả kiểm định hồi quy đơn giữa mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và kết quả công việc của nhân viên cho thấy 73.7% sự biến thiên của biến kết quả công việc của nhân viên được giải thích bởi biến mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên và có hệ số β dương khá cao (β=0.858), điều này chứng tỏ mối quan hệ lãnh đạo - nhân viên có ảnh hưởng dương đến kết quả công việc của nhân viên. |
---|