Tác động của thay đổi hình ảnh cơ thể ở phụ nữ ung thư vú đến trầm cảm và vai trò từ sự đồng cảm của người chồng

Đề tài được thực hiện với mục đích đo lường mức độ ảnh hưởng giữa hình ảnh cơ thể ở phụ nữ Ung thư vú (UTV) và trầm cảm có tính đến các nhân tố về sự đồng cảm của người chồng, cảm nhận giá trị bản thân, mức độ lo lắng tái phát bệnh và các yếu tố đặc điểm cá nhân. Đồng thời xem xét tác động của biến...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Võ Nguyên Khôi
Đồng tác giả: Dr. Nguyễn Hoàng Bảo
Định dạng: Master's Theses
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh 2017
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://opac.ueh.edu.vn/record=b1024487~S8
http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/54507
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Đề tài được thực hiện với mục đích đo lường mức độ ảnh hưởng giữa hình ảnh cơ thể ở phụ nữ Ung thư vú (UTV) và trầm cảm có tính đến các nhân tố về sự đồng cảm của người chồng, cảm nhận giá trị bản thân, mức độ lo lắng tái phát bệnh và các yếu tố đặc điểm cá nhân. Đồng thời xem xét tác động của biến điều tiết (sự đồng cảm của người chồng). Từ đó, có thể đưa ra các khuyến nghị cho các đối tượng liên quan. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang, 182 mẫu được thu thập tại khoa tái khám của bệnh viện Ung bướu tp. Hồ Chí Minh, theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Tiêu chuẩn lựa chọn cơ bản là các đối tượng phụ nữ lập gia đình bị UTV đã phẫu thuật và hoàn tất điều trị cơ bản ít nhất 6 tháng. Sử dụng phân tích định lượng thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi. Cấu trúc bảng câu hỏi gồm các thang đo, đo lường các khái niệm về Hình ảnh cơ thế, Sự đồng cảm của người chồng, Cảm nhận giá trị bản thân, Mức độ lo lắng tái phát bệnh, Triệu chứng Trầm cảm. Thực hiện Hồi quy thứ bậc (Hierarchical Multiple Regression) nhằm kiểm soát các biến nhiễu, đo lường tác động của các biến quan tâm và lựa chọn được mô hình phù hợp. Kết quả nghiên cứu, các yếu tố tác động đến trầm cảm có ý nghĩa thống kê (p<0.05) gồm: Hình ảnh cơ thể (+), Sự đồng cảm của người chồng (-) giữ vai trò điều tiết và tác động, Cảm nhận giá trị bản thân (-), Mức độ lo lắng tái phát bệnh (+), mức thu nhập hộ gia đình (-). Là cơ sở cho các đối tượng: các nhà quản trị hệ thống y tế (Bảo hiểm y tế), cộng đồng xã hội, truyền thông, bác sĩ điều trị và người chồng hiểu hơn về những vấn đề bệnh nhân UTV sống sót sau điều trị gặp phải và có biện pháp hỗ trợ thích hợp.