Luật Khoáng sản

Ngày 14/12/2010, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 (Luật) đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoán XII ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011. Rất nhiều ý kiến cho rằng: Luật Khoáng sản được thông qua sẽ cơ bả...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Việt Nam. Quốc hội
Định dạng: Other
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: 2015
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://thuvienso.bvu.edu.vn/handle/TVDHBRVT/14152
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Ngày 14/12/2010, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 (Luật) đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoán XII ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011. Rất nhiều ý kiến cho rằng: Luật Khoáng sản được thông qua sẽ cơ bản chấm dứt tình trạng trạng xin - cho trong hoạt động khoáng sản, thông qua hình thức đấu giá khoáng sản. Việc đấu giá sẽ giúp Nhà nước lựa chọn được nhà đầu tư đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật để khai thác an toàn, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Theo quy định trong Luật, có thể cấp quyền khai thác khoáng sản trên cơ sở đấu giá quyền khai thác ở các khu vực hoạt động khoáng sản, trừ khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khoanh định là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản (khu vực khoáng sản có tính chiến lược, khu vực nhạy cảm về môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng…). Hình thức đấu giá này sẽ được thực hiện cả ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản và đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bện cạnh đó, chấm dứt cơ chế xin - cho trong hoạt động khoáng sản cũng gây ra những khó khăn cho công tác bảo vệ an toàn tài nguyên quốc gia, và quản lý tài nguyên nhất là trước tình trạng mua bán giấy phép hoạt động khoáng sản lòng vòng gây rối trong quản lý khoáng sản; không thể cấm chuyển nhượng giấy phép trong điều kiện kinh tế thị trường mà chỉ có cách quy định chặt chẽ các điều kiện chuyển nhượng. Cụ thể, Luật quy định: Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò (khai thác) khoáng sản phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật này. Việc chuyển nhượng quyền thăm dò (khai thác) khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò (khai thác) khoáng sản chấp thuận; trường hợp được chấp thuận, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò (khai thác) khoáng sản được cấp Giấy phép thăm dò (khai thác) khoáng sản mới. Đồng thời, tổ chức, cá nhân được chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản khi đã thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản; tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản được chuyển nhượng quyền khai thác khi đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác thì được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản… Luật Khoáng sản gồm 11 chương, 86 điều, trong đó bổ sung 48 điều mới hoàn toàn và sửa đổi, bổ sung 36 điều của Luật Khoáng sản 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản số 46/2005/QH11.