Tính giá trị của SPS6 và HWQ trong đánh giá năng suất làm việc của cán bộ trường đại học

Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 374 cán bộ tại Trường Đại học Y Hà Nội năm 2019 với mục tiêu đánh giá tính giá trị và tin cậy của thang đo năng suất làm việc SPS6 và HWQ. Điểm trung bình chung của thang điểm SPS6 và HWQ là 3,2 ± 0,7 và 7,8 ± 1,1 điểm tương ứng. Kết quả phân tích nhân tố...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Đỗ Thị Thanh Toàn, Nguyễn Thu Trang, Hồ Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Thu Hường
Định dạng: magazine
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu Y học 2022
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://192.168.1.63/handle/TLU-123456789/3697
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 374 cán bộ tại Trường Đại học Y Hà Nội năm 2019 với mục tiêu đánh giá tính giá trị và tin cậy của thang đo năng suất làm việc SPS6 và HWQ. Điểm trung bình chung của thang điểm SPS6 và HWQ là 3,2 ± 0,7 và 7,8 ± 1,1 điểm tương ứng. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy SPS6 gồm 6 câu được chia thành 2 thành tố là “Hoàn thành công việc” (3 câu) và “Tránh xao nhãng” (3 câu) với độ tin cậy Cronbach alpha cao bằng 0,85 và 0,82 tương ứng. Với HWQ gồm 30 câu cho thấy đã loại bỏ 4 câu và được phân tích thành 3 thành tố là “Năng suất làm việc” (10 câu); “Đáp ứng với Xao nhiễu/Khó chịu” (8 câu) và “Hài lòng trong và ngoài công việc” (8 câu) với độ tin cậy Cronbach alpha của 3 thành tố lần lượt là 0,96; 0,91 và 0,94. Kết quả ban đầu giúp đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của 2 thang đo SPS6 và HWQ để phục vụ cho các nghiên cứu về đánh giá năng suất làm việc