Đặc điểm lâm sàng bệnh dính lưỡi và chỉ định phẫu thuật tạo hình phanh lưỡi ở trẻ em

Dính lưỡi là một tình trạng mà đầu lưỡi không thể đưa ra ngoài răng cửa hàm dưới do phanh lưỡi ngắn. Dính lưỡi làm trẻ khó hoạt động lưỡi, gây ra các vấn đề như khó ăn, khó bú, rối loạn phát âm và các vấn đề xã hội. Nghiên cứu được tiến hành trên 166 trẻ dưới 24 tháng tuổi tại phòng khám của khoa...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Nguyễn Thị Ngọc Lan
Định dạng: magazine
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu Y học 2022
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://192.168.1.63/handle/TLU-123456789/3491
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Dính lưỡi là một tình trạng mà đầu lưỡi không thể đưa ra ngoài răng cửa hàm dưới do phanh lưỡi ngắn. Dính lưỡi làm trẻ khó hoạt động lưỡi, gây ra các vấn đề như khó ăn, khó bú, rối loạn phát âm và các vấn đề xã hội. Nghiên cứu được tiến hành trên 166 trẻ dưới 24 tháng tuổi tại phòng khám của khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 7/2019 đến tháng 3/2020. Trẻ được thu thập thông tin về tiền sử bú mẹ, khám lâm sàng giải phẫu chức năng lưỡi và quan sát hoạt động bú mút theo thang điểm của Martinelli. Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ được chỉ định phẫu thuật chiếm 72,3%. Nghiên cứu cũng nhận thấy trẻ nhỏ có bệnh dính lưỡi rất khó thăm khám và không dễ đưa ra chỉ định phẫu thuật bằng các phân độ của trẻ lớn. Vì vậy cần khai thác và chấm điểm tiền sử bú mẹ, khám lâm sàng, quan sát hoạt động bú mút để đưa ra chỉ định phẫu thuật phù hợp.