Tính thực tiễn trong giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin ở Trường Đại học hiện nay.
LỜI NÓI ĐẦU Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân của con người. Học thuyết về nhận thức luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ đảm bảo tính thực tiễn là nguyên tắc cơ bản trong mọi hoạt động của con người. Thự...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Sách tham khảo/Sách hướng dẫn |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
2023
|
Truy cập trực tuyến: | https://tailieuso.hub.edu.vn/handle/HUB/553 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | LỜI NÓI ĐẦU
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử -
xã hội nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân của con người. Học thuyết về
nhận thức luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ đảm bảo tính thực tiễn là
nguyên tắc cơ bản trong mọi hoạt động của con người. Thực tiễn luôn là điểm
xuất phát, là cơ sở, mục đích, động lực của nhận thức và cũng là tiêu chuẩn của
chân lí. Lênin đã chỉ rõ qui luật của quá trình nhận thức: “Từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường
của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan” và chính trong
thực tiễn nhận thức lí luận của con người được hình thành và phát triển. Trong
đó, lí thuyết và thực tiễn là hai mặt tinh thần và vật chất của quá trình nhận thức,
cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Sự thống nhất giữa lí luận và thực
tiễn là một nguyên tắc căn bản của nhận thức luận chủ nghĩa Mác – Lênin
(Lênin, 1981, tr.179). Quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn sẽ giúp
ta tránh được những tiêu cực, sai lầm như bệnh giáo điều, bảo thủ hoặc chủ nghĩa
tương đối, thái độ chủ quan, tùy tiện. Vì vậy, thực tiễn là nguyên tắc cơ bản trong
hoạt động nhận thức của con người. |
---|