Nghiên cứu tiềm năng sản xuất phân hữu cơ từ lá táo theo quy mô hộ gia đình tại xã Đồng Tân, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Kết quả phân tích cho thấy lá táo có tiềm năng dinh dưỡng cao cho sản xuất phân hữu cơ, với 93,620% OM; 2,839% N; 0,623% P2O5 và 2,352% K2O. Nghiên cứu đã xây dựng 02 công thức ủ phân từ lá táo, rơm rạ, thân cây ngô, đạm, lân, kali và chế phẩm vi sinh Trichoderma với tỷ lệ của CT1 là 8:2:2:3:0,1:0,1...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Phạm,Thị Hà Nhung, Nguyễn,Thị Chinh, Đỗ, Phương Mai
Định dạng: Bài trích
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: 2020
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://huc.dspace.vn/handle/DHVH/5311
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Kết quả phân tích cho thấy lá táo có tiềm năng dinh dưỡng cao cho sản xuất phân hữu cơ, với 93,620% OM; 2,839% N; 0,623% P2O5 và 2,352% K2O. Nghiên cứu đã xây dựng 02 công thức ủ phân từ lá táo, rơm rạ, thân cây ngô, đạm, lân, kali và chế phẩm vi sinh Trichoderma với tỷ lệ của CT1 là 8:2:2:3:0,1:0,1:0,1:0,2 và CT2 là 12:0:0:3:0,1:0,1:0,1:0,2. Sau 70 ngày, sản phẩm phân hữu cơ từ CT2 tơi, xốp, có màu đen đặc trưng, hàm lượng dinh dưỡng tốt với 16,221% OM; 1,435% N; 0,256% P2O5; 0,316% K2O; pH đạt mức 7,42 thích hợp cho nhiều cây trồng. Trong khi đó, sản phẩm từ CT1 đạt hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn với 13,006% OM; 1,070% N; 0,238% P2O5 và 0,316% K2O. Cả hai sản phẩm này đều thích hợp để bón cho rau. Thử nghiệm trồng rau cải với phân từ thí nghiệm cho thấy sinh trưởng của cây tốt hơn nhiều so với trồng trên nền đất trắng. Như vậy, tận dụng lá táo để sản xuất phân hữu cơ mang lại nguồn phân chất lượng, an toàn, thân thiện với môi trường và chi phí đầu tư thấp mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp