Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp ở khu vực tây nguyên

: Bài báo này trình bày kết quả đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên. Hiện tại, diện tích đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp (bao gồm cây công nghiệp và cây nông nghiệp) toàn vùng Tây Nguyên là 208.265 ha, trong đó đất quy hoạch rừng đặc dụng là 4.0...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Đinh, Văn Tuyến, Bùi, Thị Minh Nguyệt, Lã, Nguyên Khang
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Tạp chí NN&PTNT, Số 13/2019 2020
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://huc.dspace.vn/handle/DHVH/4974
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:: Bài báo này trình bày kết quả đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp vùng Tây Nguyên. Hiện tại, diện tích đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp (bao gồm cây công nghiệp và cây nông nghiệp) toàn vùng Tây Nguyên là 208.265 ha, trong đó đất quy hoạch rừng đặc dụng là 4.062 ha, đất quy hoạch rừng phòng hộ là 39.497 ha và đất quy hoạch rừng sản xuất là 164.707 ha. Trên diện tích đất này, người dân địa phương chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm (điều, cà phê, tiêu, bơ, sầu riêng…) và cây nông nghiệp ngắn ngày (ngô, sắn, đậu…). Kết quả điều tra cho thấy, việc trồng xen cây lâm nghiệp không những không ảnh hưởng nhiều đến năng suất cà phê, mà còn làm cho chất lượng cà phê được nâng cao, do có cây che bóng và giảm chi phí tưới nước cho cà phê (98,2% người được phỏng vấn đồng ý). Diện tích sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp hiện chủ yếu được hình thành do: (i) đất nông nghiệp được người dân sản xuất lâu đời nằm xen kẽ được đưa vào quy hoạch lâm nghiệp; (ii) đất lâm nghiệp được giao khoán để phát triển rừng nhưng người dân sử dụng sai mục đích chuyển sang sản xuất nông nghiệp; (iii) đất lâm nghiệp bị xâm lấn rừng trái phép để sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương, đây là nguyên nhân chính dẫn đến mất rừng ở Tây Nguyên.