Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2019

Mục tiêu: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy trên các bệnh nhi nội trú ≤ 15 tuổi tại khoa nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 251 bệnh án của trẻ em...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Trần, Văn Nhơn
Đồng tác giả: Hà, Minh Hiển
Định dạng: Luận án
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Đại học Tây Đô 2021
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://192.168.0.108/jspui/handle/123456789/761
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Mục tiêu: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy trên các bệnh nhi nội trú ≤ 15 tuổi tại khoa nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 251 bệnh án của trẻ em ≤ 15 tuổi điều trị nội trú do tiêu chảy bằng ít nhất một thuốc từ 01/2019 đến tháng 12/2019. Tiến hành nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. Cơ sở để đánh giá là tài liệu khuyến cáo của Bộ Y Tế và WHO. Kết quả và bàn luận: Tỷ lệ chỉ định kháng sinh theo kinh nghiệm trong điều trị tiêu chảy phù hợp khuyến cáo là 88,3%, không phù hợp là 11,7%. Tỷ lệ phác đồ điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm phù hợp với kháng sinh đồ là 77,8%, chưa phù hợp là 22,2%. Liều dùng kháng sinh phù hợp khuyến cáo là 86,4%, không phù hợp là 2,4%. Kháng sinh dùng nhiều nhất là ceftriaxon (53,4%). Tình hình chỉ định oresol phù hợp khuyến cáo chiếm 68,9% trong điều trị tiêu chảy không mất nước, không phù hợp chiếm 58,3% trong điều trị tiêu chảy có mất nước. Tỷ lệ chỉ định lactat ringer trong điều trị tiêu chảy không mất nước chiếm 50,8%. Tỷ lệ chỉ định bổ sung kẽm trong tiêu chảy chỉ chiếm 39,8%, trong đó liều phù hợp khuyến cáo chiếm 97% và thấp hơn khuyến cáo là 3%. Tỷ lệ có chỉ định probiotic trong tiêu chảy chiếm 35,1%. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy số ngày nằm viện và neutrophil trong máu có ảnh hưởng đến sử dụng kháng sinh trong điều trị (p < 0,05). Kết luận: Tình hình sử dụng kháng sinh, oresol, kẽm trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhi nội trú ≤ 15 tuổi tại khoa nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang là khá phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới về danh mục thuốc và liều dùng. Tuy nhiên, cần tăng cường tuân thủ việc chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy theo khuyến cáo cũng như cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố dự đoán dẫn đến chỉ định kháng sinh trong điều trị tiêu chảy nhằm hạn chế việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị.