Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019

Mục tiêu: Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn huyết là một trong những mối quan tâm hang đầu, tình hình kháng thuốc KS ngày càng gia tăng, vì vậy với mong muốn đánh giá tính phù hợp trong điều trị nhiễm khuẩn huyết, để góp phần vào việc sử dụng kháng sinh phù hợp, an toàn và hiệu quả trong điều trị cần được...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Nguyễn, Thị Kim Yến
Đồng tác giả: Bùi, Tùng Hiệp
Định dạng: Luận án
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Đại học Tây Đô 2021
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://192.168.0.108/jspui/handle/123456789/750
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Mục tiêu: Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn huyết là một trong những mối quan tâm hang đầu, tình hình kháng thuốc KS ngày càng gia tăng, vì vậy với mong muốn đánh giá tính phù hợp trong điều trị nhiễm khuẩn huyết, để góp phần vào việc sử dụng kháng sinh phù hợp, an toàn và hiệu quả trong điều trị cần được nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế đó, đã tiến hành nghiên cứu đề tài này: “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2018-2019” được thực hiện với các mục tiêu: Mô tả đặc điểm bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết; Khảo sát thuốc điều trị bệnh, tính phù hợp của sử dụng kháng sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, không can thiệp, thu thập thông tin qua hồi cứu dữ liệu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trên đối tượng 106 HSBA được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2019, xử lý số liệu SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu: Qua nghiên cứu có 106 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết. Gồm nam (50,94%), nữ là (49,06%). Độ tuổi từ 4 tuần đến 2 tuổi chiếm cao nhất (33,97%). Trẻ có 1 bệnh mắc kèm (47,17%). Không sinh non là (92,45%) và (7,55%) trẻ sinh non. Cân nặng lúc sinh là đủ cân (86,79%). Hầu hết trẻ tăng thân nhiệt > 38oC (74,53%). Nhịp tim nhanh (8,49%). Đa số trẻ thở nhanh (58,49%). Biểu hiện lâm sàng rất phong phú và đa dạng, hàng đầu là sốt (77,36%). Bệnh nhi bị vàng da (19,81%). Ổ nhiễm trùng là từ đường hô hấp (33,96%). Mức độ NKH (51,89%). Đa số trẻ điều trị bệnh từ 7 đến 14 ngày (59,43%). Mối tương quan giữa độ tuổi và thời gian điều trị tương quan với nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Bạch cầu tăng là (53,77%). Trường hợp CRP ≥ 10 mg/L (57,14%). Hầu hết trẻ không được thực hiện XN lactate (91,51%), lactate tăng chiếm cao (77,78%). Bệnh nhân không thực hiện PCT (68,87%) và PCT tăng (63,64%). Tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn huyết thường gặp nhất là vi khuẩn Gram dương chiếm tỷ lệ cao hơn (57,55%), trong đó Staphylococcus epidermidis chiếm tỷ lệ (16,98%). Vi khuẩn Gram âm chiếm tỷ lệ thấp hơn (42,45%) trong đó Escherichia coli chiếm tỷ lệ cao nhất (12,26%). Vi khuẩn Gram âm và Gram dương nhạy với imipenem, ciprofloxacin, amikacin, kháng với đa số nhóm cephalosporin và penicilin. Nhóm cephalosporin được sử dụng nhiều nhất trong điều trị NKH (45,21%), hoạt chất chủ yếu là cefotaxim (33,00%), kháng sinh điều trị phối hợp là chủ yếu (90,57%), cefotaxim phối hợp tobramycin cao nhất (32,00%). KS đơn trị liệu ban đầu là cefotaxim (18,86%), phối hợp tobramycin và cefotaxim (32,10%). KS tiếp theo lần 1 là imipenem/cilastatin phối hợp vancomycin được chỉ định nhiều nhất (21,63%). Thay đổi KS lần 2 là imipenem/cilastatin sử dụng nhiều nhất (50%). Phải thay đổi kháng sinh (69,81%). KS thay đổi 1 lần chiếm cao (64,15%). Cefotaxim sử dụng liều phù hợp theo khuyến cáo nhất (31,00%). Cefotaxim được chỉ định với số lần dùng KS phù hợp (28,39%). Tiêm tĩnh mạch là đường dùng được chỉ định nhiều nhất (71,29%). Thời gian sử dụng kháng sinh > 10 ngày cao nhất (48,11%). Trong điều trị NKH không xảy ra tương tác (63,21%). Cặp tương tác chủ yếu cefotaximtobramycin gây tổn thương thận, mức độ trung bình (89,74%). Chỉ định phù hợp trong phác đồ điều trị ban đầu (55,66%). Sau khi có kết quả KSĐ kháng sinh chỉ định phù hợp (80,49%). Liều dùng thực tế và liều dùng khuyến cáo có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhịp đưa thuốc phù hợp (77,56%). Kết quả điều trị đỡ, giảm chiếm tỷ lệ cao nhất (53,77%). Kết luận: Cần tiếp tục nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh trong nước cũng như thế giới để nhằm hạn chế hiện tượng đề kháng KS và nâng cao hiệu quả điều trị.