Xác định mật số và khả năng chịu muối mật của vi khuẩn Probiotic trong các sản phẩm men vi sinh sử dụng trong chăn nuôi

Nghiên cứu hiện tại được tiến hành với mục tiêu xác định được mật số và khả năng chịu muối mật của vi khuẩn Lactobacillus acidophilus và nấm men Saccharomyces cerevisiae hiện hữu trong các sản phẩm men vi sinh trên thị trường. Từ 20 sản phẩm men vi sinh, ghi nhận được 5 chủng thuộc chi Lactobacil...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Lê, Ngọc Mẫn, Trần, Văn Bé Năm, Lê, Minh Thành, Lưu, Huỳnh Anh, Phạm, Thị Ngọc Yến, Trịnh, Thị Hồng Mơ, Trần, Hoàng Diệp, Nguyễn, Trọng Ngữ
Định dạng: Bài trích
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Tạp chí KHKT Chăn nuôi 2024
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2244
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Nghiên cứu hiện tại được tiến hành với mục tiêu xác định được mật số và khả năng chịu muối mật của vi khuẩn Lactobacillus acidophilus và nấm men Saccharomyces cerevisiae hiện hữu trong các sản phẩm men vi sinh trên thị trường. Từ 20 sản phẩm men vi sinh, ghi nhận được 5 chủng thuộc chi Lactobacillus, 4 chủng thuộc chi Bacillus, 2 chủng thuộc chi Bifidobacterium và 1 chủng thuộc chi Saccharomyces, còn lại là loài Aspergillus oryzae. Đánh giá mật số Lactobacillus acidophilus và Saccharomyces cerevisiae trên 8 sản phẩm thu thập, kết quả cho thấy số lượng của 2 loài này giảm (11,4-42,6%) so với thông tin ghi trên bao bì. Về khả năng chịu muối mật, 2 loài trên có khả năng sống và phát triển tốt trong môi trường muối mật 0,3%. Như vậy, sau thời gian 7-9 tháng sản phẩm men vi sinh được lưu hành trên thị trường, mật số của vi khuẩn Lactobacillus acidophilus và nấm men Saccharomyces cerevisiae giảm nhưng một trong những đặc điểm probiotic quan trọng là khả năng chịu muối mật thì vẫn khá ổn định.