Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Đa khoa quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ năm 2021

Mở đầu: Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong việc giảm tỷ lệ tử vong cũng như tàn tật do các bệnh lý...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Nguyễn, Thị Tú Trinh
Đồng tác giả: Võ, Văn Bảy
Định dạng: Luận án
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Đại học Tây Đô 2024
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://115.74.233.203:81/tailieuso/handle/123456789/2193
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Mở đầu: Tăng huyết áp là một bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong việc giảm tỷ lệ tử vong cũng như tàn tật do các bệnh lý liên quan đến tăng huyết áp. Mục tiêu: (1) Khảo sát tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú được chỉ định thuốc hợp lý (2) Đánh giá kết quả điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa quận Thốt Nốt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 400 bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp vô căn (theo ICD 10), có hoặc không có bệnh lý kèm theo điều trị nội trú tại Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa quận Thốt Nốt. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 65,34±12,54 tuổi, 72,0% là nữ. Đa số bệnh nhân bị tăng huyết áp độ 2, 3 (28,5%, 25,0%) và có tiền sử tăng huyết áp (70,0%). Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh kèm chiếm 70,25%, trong đó đái tháo đường là bệnh kèm hay gặp nhất (28,25%). Trong các phác đồ điều trị tăng huyết áp, phác đồ đơn trị liệu chiếm 57,25%, các thuốc lựa chọn nhiều nhất là ức chế thụ thể, chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển (39,75%, 38,75% và 34,5%); phác đồ phối hợp 2 thuốc chiếm 34,25% (ức chế thụ thể + chẹn kênh canxi được sử dụng nhiều nhất 10,0%); chỉ có 0,25% bệnh nhân được sử dụng phác đồ phối hợp 5 thuốc. Tỷ lệ tương tác thuốc theo lý thuyết là 53,0%, nhưng trên thực tế không có bệnh nhân nào gặp tương tác bất lợi. Tỷ lệ được chỉ định thuốc hợp lý là 88,25%. Tỷ lệ bệnh nhân đạt được huyết áp mục tiêu là 92,75%. Bệnh nhân có tình trạng khi xuất viện được đánh giá là tốt chiếm 99,25%, trung bình 0,75%, không có bệnh nhân được đánh giá không tốt. Kết luận: Tất cả các thuốc hạ áp gặp trong mẫu nghiên cứu đều nằm trong danh mục thuốc hạ áp theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tỷ lệ sử dụng phác đồ đơn trị cao hơn tỷ lệ sử dụng phác đồ đa trị, tỷ lệ tương tác thuốc-thuốc khá cao nhưng trên thực tế không có bệnh nhân nào gặp tương tác bất lợi, phần lớn bệnh nhân được đánh giá là có tình trạng tốt khi ra viện.