Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường típ 2 và các yếu tố liên quan đến tương tác thuốc tại Trung tâm Y tế Huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng năm 2023
Mục tiêu của nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị ngoại trú đái tháo đường; xác định tỷ lệ các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng và phân tích các yếu tố có nguy cơ gây tương tác thuốc. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, không can thiệp thông qua hồi cứu dữ liệu bệnh án ra...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Luận án |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Đại học Tây Đô
2024
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://115.74.233.203/jspui/handle/123456789/1838 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Mục tiêu của nghiên cứu: Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc điều trị ngoại trú đái tháo đường; xác định tỷ lệ các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng và phân tích các yếu tố có nguy cơ gây tương tác thuốc.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, không can thiệp thông qua hồi cứu dữ liệu bệnh án ra viện đạt các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ.
Kết quả nghiên cứu: Trong nghiên cứu nhóm thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 gặp gồm các nhóm biguanid, sulfonylurea và insulin. Trong đó, insulin chiếm 7,0%. metformin là thuốc được sử dụng nhiều nhất với 84,1%. Các phác đồ đa trị liệu chiếm 60,5%, trong đó metformin+glimepirid chiếm tỷ lệ cao nhất với 34,9%, metformin+gliclazid chiếm 23,6%, insulin+metformin chiếm tỷ lệ thấp với 1,9%. Phác đồ đơn trị liệu chiếm 39,5%, trong đó metformin chiếm tỷ lệ cao nhất với 23,6%, gliclazid 10,9% và insulin chiếm 5,0%. Ghi nhận được 15 cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng. Trong đó cặp tương tác metformin+amlodipin có tỷ lệ cao nhất với 11,2%, kế đến là metformin+enalapril với 4,3%. Tổng số đơn thuốc có tương tác là 21,3%. Khảo sát các yếu tố liên quan đến tương tác thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 có 2 yếu tố có nghĩa thống kê. Số lượng thuốc trên đơn thuốc với p=0,000<0,05 và OR=3,316 cho biết đơn thuốc có số lượng thuốc lớn hơn 5 có tỷ lệ tương tác thuốc cao hơn gấp 3 lần so với đơn thuốc từ 5 thuốc trở xuống với khoảng tin cậy là 1,740-6,321. Tăng huyết áp: Với p=0,000<0,05, và OR=6,138 cho thấy người bệnh mắc tăng huyết áp có tỷ lệ gặp tương tác cao hơn gấp 6 lần so với người bệnh không mắc bệnh tăng huyết áp với khoảng tin cậy là 3,091-12,191.
Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra rằng việc đánh giá và quản lý tương tác thuốc rất cần thiết để đảm bảo an toàn điều trị cho người bệnh. Các yếu tố số lượng thuốc trong đơn, bệnh lý tăng huyết áp có nguy cơ tương tác thuốc cao. Các yếu tố này cần theo dõi và quản lý để đảm bảo an toàn trong điều trị người bệnh. |
---|