Nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của phụ nữ nông thôn tại thành phố Cần Thơ

Nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của phụ nữ nông thôn tại thành phố Cần Thơ được thực hiện tại 3 huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh của thành phố Cần Thơ. Dựa trên cơ sở lý thuyết về khởi nghiệp và các mô hình nguyên cứu trước, kết hợp với nghiên cứu định tính đề tài xác định 5 nhân tố: (1)...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Lê, Kiều Oanh
Đồng tác giả: Nguyễn, Tri Khiêm
Định dạng: Luận án
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Đại học Tây Đô 2022
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://192.168.0.108/jspui/handle/123456789/1111
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của phụ nữ nông thôn tại thành phố Cần Thơ được thực hiện tại 3 huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh của thành phố Cần Thơ. Dựa trên cơ sở lý thuyết về khởi nghiệp và các mô hình nguyên cứu trước, kết hợp với nghiên cứu định tính đề tài xác định 5 nhân tố: (1) Chuẩn chủ quan, (2) Niềm tin về tính khả thi, (3) Đam mê kinh doanh, (4) Sự sẵn sàng kinh doanh và (5) Kiểm soát hành vi cảm nhận có ảnh hưởng đến ý định khởi ngiệp. Phương pháp nghiên cứu gồm nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính nhằm làm rõ nghĩa, xác nhận, hiệu chỉnh, bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm trong mô hình lý thuyết. Nghiên cứu định lượng được thực hiện với 160 quan sát trên địa bàn 3 huyện Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh của thành phố Cần Thơ thông qua phiếu khảo sát ý kiến để đánh giá thang đo và đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố cho thấy thang đo sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 03 nhân tố có tác động đến ý định khỏi nghiệp của phụ nữ nông thôn ở thành phố Cần Thơ là: (1) Đam mê kinh doanh, (2) Sẵn sàng kinh doanh và (3) Chuẩn chủ quan. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số hàm ý quản trị để khích lệ, động viên,… nhiều phụ nữ nông thôn tham gia khỏi nghiệp góp phần vào công cuộc xây dựng “Nông thôn mới” và các mục tiêu kinh tế - xã hội khác. Ngoài ra, tác giả cũng đã đưa ra một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.