Quản lý nhà nước về An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, thành phố Hà Nội
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ Tên đề tài: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Học viên: TRẦN THỊ LAN Khóa: 7.1 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ HUYỀN Từ khóa (Keyword): Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Luận án |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
ĐH Công nghệ GTVT
2024
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1774 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO
ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI KHU CÔNG NGHIỆP BẮC
THĂNG LONG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Học viên: TRẦN THỊ LAN Khóa: 7.1
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THỊ HUYỀN
Từ khóa (Keyword): Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, khu công
nghiệp Bắc Thăng Long
Nội dung tóm tắt:
a) Tính cấp thiết của đề tài:
Công tác an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường đang là xu thế toàn
cầu. Nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng nếu muốn nâng cao năng
lực cạnh tranh và phát triển bền vững thì bên cạnh sử dụng hiệu quả các nguồn lực cần
phải đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động. Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh
lao động trong các doanh nghiệp hiện nay đã thu được những kết quả nhất định như:
Tổ chức bộ máy công tác an toàn vệ sinh lao động từng bước hoàn thiện, nhiều doanh
nghiệp đã tăng cường công tác tự kiểm tra, chấn chỉnh những thiếu sót trong công tác
vệ sinh và an toàn lao động... Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hạn chế nhất
định như: Thiếu các văn bản pháp luật hoặc đã có nhưng chưa phù hợp với thực tiễn;
Chủ doanh nghiệp chưa coi trọng công tác an toàn vệ sinh lao động; chưa tổ chức bộ
máy làm công tác an toàn vệ sinh lao động hoặc có nhưng đa phần kiêm nhiệm, hoặc
không đúng chuyên môn; thiếu trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; ít đầu tư đưa vào
sử dụng máy móc, thiết bị có công nghệ tiên tiến, sử dụng lao động thủ công, chưa
qua đào tạo, Chưa quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động cho thuê lại lao động;
không quản lý được công tác chăm sóc sức khỏe lao động đối với các doanh nghiệp
theo mùa vụ ngắn hạn. Công tác thanh tra, kiểm tra còn ít, các quy định xử phạt còn
nhẹ, chưa đủ răn đe. Vì tầm quan trọng của công tác an toàn vệ sinh lao động đối với
hoạt động sản xuất và sức khỏe, tính mạng con người, và với mong muốn góp phần
giải quyết những vấn đề tồn tại của QLNN đối với công tác ATVSLĐ trong doanh
nghiệp tại khu công nghiệp, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về An toàn vệ
sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, thành
phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
b) Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Mục đích nghiên cứu của đề tài:ix
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về An toàn vệ sinh lao động
trong doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước về An toàn vệ sinh lao
động trong các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, thành phố Hà
Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về An
toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long,
thành phố Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích được lấy từ năm 2020 đến
năm 2022.
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn quản lý nhà nước về An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Khu
công nghiệp Bắc Thăng Long, thành phố Hà Nội và đề xuất các giải pháp tăng cường
quản lý nhà nước về An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Khu công
nghiệp Bắc Thăng Long, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về không gian: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long.
c) Phương pháp nghiên cứu
- Đối với dữ liệu thứ cấp:
Phân tích hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước về An
toàn vệ sinh lao động, các số liệu thứ cấp từ các báo cáo và các nghiên cứu về quản lý
nhà nước về An toàn vệ sinh lao động đến nay.
Phân tích số liệu thứ cấp từ báo cáo của cơ quan quản lý và công tác quản lý
nhà nước về An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp
Bắc Thăng Long, thành phố Hà Nội.
- Đối với dữ liệu sơ cấp:
Dùng bảng hỏi điều tra, khảo sát với đối tượng khảo sát là người lao động tại
các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, thành phố Hà Nội về các vấn
đề liên quan đến An toàn vệ sinh lao động tại đơn vị trong giai đoạn 2020 - 2022. Nội
dung phiếu khảo sát được xây dựng từ kinh nghiệm công tác về quản lý nhà nước về
An toàn vệ sinh lao động của tác giả, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp tại
ban quản lý khu công nghiệp và kế thừa nghiên cứu trước đây.
d) Các kết quả nghiên cứu
Luận văn thạc sĩ với đề tài “Quản lý nhà nước về An toàn, vệ sinh lao động
trong các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, thành phố Hà Nội” cho
thấy rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về an toàn vệ sinhx
lao động, qua đó đánh giá đúng thực trạng quá trình triển khai thực hiện công tác an
toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn khu công nghiệp Bắc Thăng
Long trong những năm qua, từ đó tìm ra các nguyên nhân, những mặc còn hạn chế;
trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu, phù hợp với điều kiện của các doanh
nghiệp và quy định của pháp luật nhằm đẩy mạnh quản lý Nhà nước về công tác an
toàn vệ sinh lao động trong những năm đến. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp
phần hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong doanh
nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp Bắc Thăng Long ngày càng hiệu quả hơn; góp
phần thúc đẩy thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp, đẩy lùi
nguy cơ gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Người hướng dẫn khoa học
TS. ĐỖ THỊ HUYỀN
Tác giả
TRẦN THỊ LAN |
---|