Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính tại tỉnh Vĩnh Phúc
Nội dung tóm tắt a) Tính cấp thiết của đề tài Cải cách hành chính là nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Đồng tác giả: | |
Định dạng: | Luận án |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
ĐH Công nghệ GTVT
2024
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1764 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
Tóm tắt: | Nội dung tóm tắt
a) Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách hành chính là nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng và
Nhà nước ta để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước. Trong những năm qua, thực
hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
về cải cách hành chính, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban
nhân dân các cấp đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và đã đạt được những kết quả tích cực trong
công tác cải cách hành chính, đặc biệt là trong cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ
chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa liên thông hiện đại. Bên cạnh kết quả đạt được,
công tác cải cách hành chính của nhiều cơ quan còn chậm, kết quả chưa cao, chưa đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.
Thực tế công tác cải cách hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây cho
thấy, việc cải cách dịch vụ công, nâng cao chất lượng phục vụ hành chính còn gặp nhiều
khó khăn. Nguyên nhân do một số thủ tục hành chính còn chồng chéo, quy trình giải quyết
thủ tục hành chính chưa được tối ưu hoá, việc ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều
hạn chế so với sự phát triển của xã hội. Việc công khai hóa thủ tục hành chính, ứng dụng
công nghệ thông tin trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại một số cơ quan,
đơn vị, địa phương còn chậm so với yêu cầu đề ra; nguồn lực phục vụ cải cách hành chính
tại một số đơn vị cấp xã còn hạn chế về nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí; công tác thanh
tra, kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính của một số đơn vị, địa
phương chưa thường xuyên. Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính vẫn còn tình trạng chậm,
quá hạn khiến người dân và doanh nghiệp vẫn phải đi lại nhiều lần. Dịch vụ công mức độ
3 và 4 đã được triển khai, nhưng vẫn còn chậm; tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến mức độ
3, mức độ 4 chưa đạt được chỉ tiêu Chính phủ giao; việc phối hợp giữa các cơ quan liên
quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính có việc còn chưa thống nhất, đùn đẩy tráchnhiệm, nhất là đối với lĩnh vực địa chính - xây dựng, do đó gây khó khăn cho tổ chức,
công dân.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Trọng Lâm, em đã
chọn đề tài: “Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính tại tỉnh Vĩnh Phúc” để làm đề
tài luận văn thạc sĩ của mình nhằm tìm ra các giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành
chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính
nhà nước, xây dựng một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả.
b) Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích: Đề ra các giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc,
gồm: (1) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc; (2) Đưa ra giải pháp theo dõi, đánh giá kết quả triển khai, thực hiện nội dung
cải cách hành chính; phục vụ công tác tham mưu; (3) Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng
công tác cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện đối với 06 nội dung cải cách hành chính,
gồm: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; Xây dựng, phát triển
Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Cơ quan hành chính nhà nước và người dân, doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
c) Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống hóa, phân tích tổng hợp và phương pháp thu thập thông tin từ
điều tra xã hội học, kế thừa thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu.
d) Các kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác cải cách hành chính
- Đề tài đã nêu ra các khái niệm chính về cải cách hành chính; đã xác định
cụ thể mục đích, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, cơ sở lý luận và các tài liệu
phục vụ nghiên cứu.
- Đề tài đã phân tích các yếu tố tác động đến cải cách hành chính; phương pháp
đo lường, đánh giá hiệu quả công tác cải cách hành chính qua Chỉ số cải cách hành chính
(PAR INDEX).- Từ thực tiễn triển khai công tác cải cách hành chính tại một số tỉnh, thành phố
đã thực hiện nghiên cứu, phân tích bài học kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố làm
tốt về công tác cải cách hành chính như thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc
Giang. Qua nghiên cứu và phân tích đã rút ra được bài học kinh nghiệm trong công tác
cải cách hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc và đề ra được phương hướng nghiên cứu thực
hiện đối với Đề tài.
Chương 2: Công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Đề tài đã khái quát thực trạng công tác cải cách hành chính 03 năm từ 2020 -
2023 đối với 06 nội dung của công tác cải cách hành chính, gồm: (1) Cải cách thể chế;
(2) Cải cách thủ tục hành chính; (3) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; (4)
Cải cách chế độ công vụ; (5) Cải cách tài chính công; (6) Xây dựng, phát triển Chính
phủ điện tử, Chính phủ số.
- Kết quả, Chương 2 của đề tài đã đánh giá chung về công tác cải cách hành chính.
Nhận diện được những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế yếu kém.
Đây là nội dung quan trọng trong việc xây dựng các mục tiêu, giải pháp đẩy mạnh công
tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2024 - 2030.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính tại tỉnh Vĩnh
Phúc trong thời gian tới
- Đề tài đã nêu ra những nhiệm vụ chính nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành
chính tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Đề xuất một số kiến nghị với UBND tỉnh Vĩnh Phúc về công tác cải cách hành
chính, như: Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành
chính gắn với tạo động lực cải cách trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Đổi mới
phương pháp theo dõi, đánh giá công tác cải cách hành chính; Bố trí đủ nguồn lực cho
cải cách hành chính; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối
với cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp và xã hội.
Kết luận:
- Nội dung luận văn đã đánh giá thực trạng công tác cải cách hành chính và phân
tích kết quả công tác cải cách hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc.- Phương pháp đánh giá thông qua “Đánh giá bên trong” gồm những tiêu chí đánh
giá việc tổ chức triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được giao và mức độ hoàn thành các
chỉ tiêu, nhiệm vụ; thông qua “Đánh giá bên ngoài” gồm những tiêu chí được đánh giá
qua phiếu khảo sát, điều tra xã hội học lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp, cán bộ,
công chức và đại diện các tổ chức.
- Đối chiếu với nhiệm vụ mục tiêu cải cách hành chính giai đoạn 2021-2030 theo
Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể
cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030; luận văn đã xây dựng cụ thể giải pháp,
nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của tỉnh Vĩnh Phúc đối với 06 nội dung cải cách hành chính đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030./.
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Vũ Trọng Lâm
Tác giả
Trần Ngọc Nam |
---|