Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất an toàn giao thông trên QL.37 (đoạn từ Km431 đến Km446)

Nội dung tóm tắt: a) Tính cấp thiết của đề tài3 Quốc lộ 37, đoạn xã Mường Khoa- xã Hùa Nhàn, có quy mô cấp IV miền núi. Đây là tuyến đường quốc lộ huyết mạch nối Sơn La với các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ,…Đây là tuyến đường kết nối các khu vực có nhiều tiềm năng kinh tế như , khai khoáng, khu du lịc...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Phạm Gia, Khánh
Đồng tác giả: TS. Nguyễn Minh, Khoa
Định dạng: Luận án
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: ĐH Công nghệ GTVT 2023
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1600
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Nội dung tóm tắt: a) Tính cấp thiết của đề tài3 Quốc lộ 37, đoạn xã Mường Khoa- xã Hùa Nhàn, có quy mô cấp IV miền núi. Đây là tuyến đường quốc lộ huyết mạch nối Sơn La với các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ,…Đây là tuyến đường kết nối các khu vực có nhiều tiềm năng kinh tế như , khai khoáng, khu du lịch, thương mại và các khu vực có sản phẩm nông lâm nghiệp..... Phục vụ cho phát triển kinh tế của cả nước nói chung và của các tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng. Quốc lộ 37 địa phận Sơn La xuất phát từ xã Mường Cơi – huyện Phù Yên, đi qua huyện Bắc Yên đến xã Hua Nhànhuyện Mai Sơn, tuyến dài 142 km. Trong đó, đoạn tuyến: - Huyện Phù Yên: dài 46 km, đường qua vùng núi trọc, có nhiều đèo dốc lớn, đường trống trải. - Huyện Bắc yên: dài 47 km, đường đi có nhiều vách cao, vực sâu, đường quanh co, trống trải. - Huyện Mai Sơn : dài 48 km, đường qua vùng núi cao. Thực tế về tình trạng và nguyên nhân hư hỏng xuống cấp của nền và mặt đường trên quốc lộ 37 (đoạn Bắc Yên), một số yếu tố làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông trong đó phải nêu đến các yếu tố: Sương mù, bão lũ gây ra sụt trượt, yếu tố con người về ý thức tham gia giao thông,… đặc biệt đoạn từ Km431 đến Km446. Bên cạnh đó, trên đoạn tuyến QL. 37 này cũng tiến hành rà soát lại các thiết kế cải tạo nâng cấp đang được tiến hành và đề xuất các giải pháp điều chỉnh hợp lý về mặt An toàn giao thông. Từ đó cấp thiết phải “Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý các vị trí mất an toàn giao thông trên QL.37 (đoạn từ Km431 đến Km446), để khoanh vùng các vị trí nguy hiểm trên tuyến quốc lộ. Sau đó, sẽ xác định các đặc điểm tai nạn và các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tai nạn, để làm căn cứ đề xuất các giải pháp xử lý điểm đen. b) Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Dựa trên số liệu thực tế về tình trạng và hư hỏng xuống cấp của nền và mặt đường trên 14 km quốc lộ 37 (đoạn Bắc Yên), đặc biệt yếu tố bình đồ tuyến đường, sẽ xác định các vị trí nguy cơ mất an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ. Sau đó, làm căn cứ đề xuất các giải pháp xử lý. Bên cạnh đó, đề tài cũng tiến hành rà soát lại các thiết kế cải tạo nâng cấp đang được tiến hành và đề xuất các giải pháp điều chỉnh hợp lý về mặt An toàn giao thông.4 c) Phương pháp nghiên cứu. Điều tra thu thập số liệu kết hợp với nghiên cứu lý thuyết thông qua các hệ số đánh giá an toàn giao thông, trong việc phân tích các số liệu thu thập được để đề xuất các giải pháp xử lý các vị trí mất an toàn giao thông. d) Các kết quả nghiên cứu - Thông qua việc chia tuyến thành 7 đoạn, tác giả đã xác định được 5 đoạn có hệ số tai nạn vượt quá tiêu chuẩn an toàn, cần phải tập trung ưu tiên sửa chưa. Đi phân tích đối chiếu với hình học tuyến đường cũng thấy được được đây là các đoạn tuyến quanh co, có đoạn còn kết hợp dốc dọc lớn quá giới hạn tiêu chuẩn hiện hành. - Sử dụng 3 tiêu chuẩn an toàn áp dụng cho đoạn nghiên cứu, tuyến đường đường chia thành 367 (183) đoạn để phân tích, cho thấy cần phải cải tạo tổng thể tường quan giữa các đoạn tuyến thẳng – cong để đảm bảo giữ tốc độ khai thác và tốc độ thiết kế, đảm bảo phù hợp tốc độ khai thác giữa 2 đoạn liền kề. - Trên cơ sở các tiêu chuẩn an toàn, tác giả đề xuất một số giải pháp để cải thiện bình đồ tuyến đườn và một số giải pháp có ích khác.