Quản lý thuế Giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường tại Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khuyến khích sản xuất phát triển. Do vậy, tất cả các quốc gia đều quan tâm và đưa ra nhiều biện pháp quản lý và thu thuế nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước....

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Hà Thị, Huệ
Đồng tác giả: TS. Chu Thị Bích, Hạnh
Định dạng: Luận án
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: ĐH Công nghệ GTVT 2023
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://thuvien.utt.edu.vn:8080/jspui/handle/123456789/1598
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, là công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khuyến khích sản xuất phát triển. Do vậy, tất cả các quốc gia đều quan tâm và đưa ra nhiều biện pháp quản lý và thu thuế nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước. Ở nước ta, việc duy trì nguồn thu trong công tác quản lý thuế là nhiệm vụ quan trọng với ngành thuế hiện nay. Công tác quản lý tài chính công nói chung và quản lý thuế nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, điều chỉnh những vấn đề thực tiễn, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về thuế: Luật quản lý thuế số 38/2019/QH19; Luật thuế giá trị gia tăng 13/2008/QH12, ... để quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo cho các cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế thực hiện theo đúng quy định. Để tăng tính hiệu quả trong công tác quản lý, nhà nước đã ban hành Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030: cải cách quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp, nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước; đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh; tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa,... Với sự triển khai quyết liệt công tác cải cách thủ tục hành chính, cơ quan thuế đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Việc cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế.x Trong hệ thống các sắc thuế ở nước ta hiện nay, thuế giá trị gia tăng là một trong những sắc thuế quan trọng tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức quản lý thuế giá trị gia tăng phù hợp với từng giai đoạn, với từng điều kiện (thiên tai, dịch bệnh,…) để ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời là vô cùng quan trọng và cấp bách. Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường và Chi cục Thuế huyện Yên Lạc sáp nhập thành Chi cục Thuế Khu vực Vĩnh Tường từ năm 2020. Hiện nay, Chi cục Thuế Khu vực Vĩnh Tường quản lý 2.987 doanh nghiệp và 6.651 hộ kinh doanh (trong đó huyện Vĩnh Tường quản lý 1.814 doanh nghiệp, 4.588 hộ kinh doanh). Số thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2021-2022 là khoảng 53 tỷ đồng (thuế giá trị gia tăng: 46,6 tỷ). Số thu thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường tương đối cao, tuy nhiên vẫn còn những đối tượng trốn thuế, gian lận, chậm nộp thuế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý thuế Giá trị gia tăng vừa đảm bảo thu ngân sách, thực hiện công bằng giữa các chủ thể kinh doanh, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh đang là một vấn đề quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước nói chung và cơ quan thuế nói riêng. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại trường Đại học công nghệ giao thông vận tải và kinh nghiệm công tác của bản thân tại Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Tường, học viên đã chọn đề tài “Quản lý thuế Giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường tại Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài tốt nghiệp luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 2.1. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quản lý thuế giá trị gia tăng hiện hành - Phân tích thực trạng công tác Quản lý thuế Giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường tại Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc - Trên cơ sở đánh giá ưu điểm, nhược điểm đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý thuế Giá trị gia tăng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường tại Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.xi 2.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Tường, quản lý theo chức năng: quản lý thuế giá trị gia tăng. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: nghiên cứu quản lý thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế Về không gian: đề tài nghiên cứu tại Chi cục thuế khu vực Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc Về thời gian: đề tài nghiên cứu quản lý thuế Giá trị gia tăng giai đoạn 2020 - 2022. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp; phương pháp tổng hợp thông tin; các phương pháp phân tích thông tin (so sánh thống kê và mô tả thống kê). 4. Các kết quả nghiên cứu - Về lý luận: hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý thuế giá trị gia tăng. - Về thực tiễn: trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Tường tại Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Tường đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị giă tăng với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Tường. Luận văn là tài liệu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn phục vụ cho các nhà quản lý đề xuất chính sách tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp và các đối tượng khác có quan tâm. Đồng thời luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc để hỗ trợ thực hiện thành công các giải pháp đề xuất