Nguyên lý quản lý doanh nghiệp theo định hướng trọng dịch vụ : một nghiên cứu theo cách tiếp cận S-D logic
169 tr.
Lưu vào:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Luận văn, Luận án (Theses) |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Thông tin xuất bản: |
Trường Đại học Bách khoa
2021
|
Chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | http://ir.vnulib.edu.vn/handle/VNUHCM/6848 |
Từ khóa: |
Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
|
id |
oai:192.168.1.90:VNUHCM-6848 |
---|---|
record_format |
dspace |
institution |
Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh |
collection |
DSpace |
language |
Vietnamese |
topic |
Quản lý doanh nghiệp. Business management. |
spellingShingle |
Quản lý doanh nghiệp. Business management. Nguyễn, Văn Tuấn Nguyên lý quản lý doanh nghiệp theo định hướng trọng dịch vụ : một nghiên cứu theo cách tiếp cận S-D logic |
description |
169 tr. |
format |
Luận văn, Luận án (Theses) |
author |
Nguyễn, Văn Tuấn |
author_facet |
Nguyễn, Văn Tuấn |
author_sort |
Nguyễn, Văn Tuấn |
title |
Nguyên lý quản lý doanh nghiệp theo định hướng trọng dịch vụ : một nghiên cứu theo cách tiếp cận S-D logic |
title_short |
Nguyên lý quản lý doanh nghiệp theo định hướng trọng dịch vụ : một nghiên cứu theo cách tiếp cận S-D logic |
title_full |
Nguyên lý quản lý doanh nghiệp theo định hướng trọng dịch vụ : một nghiên cứu theo cách tiếp cận S-D logic |
title_fullStr |
Nguyên lý quản lý doanh nghiệp theo định hướng trọng dịch vụ : một nghiên cứu theo cách tiếp cận S-D logic |
title_full_unstemmed |
Nguyên lý quản lý doanh nghiệp theo định hướng trọng dịch vụ : một nghiên cứu theo cách tiếp cận S-D logic |
title_sort |
nguyên lý quản lý doanh nghiệp theo định hướng trọng dịch vụ : một nghiên cứu theo cách tiếp cận s-d logic |
publisher |
Trường Đại học Bách khoa |
publishDate |
2021 |
url |
http://ir.vnulib.edu.vn/handle/VNUHCM/6848 |
work_keys_str_mv |
AT nguyenvantuan nguyenlyquanlydoanhnghieptheođinhhuongtrongdichvumotnghiencuutheocachtiepcansdlogic |
_version_ |
1749008451476914176 |
spelling |
oai:192.168.1.90:VNUHCM-68482022-03-29T06:53:41Z Nguyên lý quản lý doanh nghiệp theo định hướng trọng dịch vụ : một nghiên cứu theo cách tiếp cận S-D logic Nguyễn, Văn Tuấn Lê, Nguyễn Hậu Quản lý doanh nghiệp. Business management. 169 tr. Luận án tiến sĩ này được thực hiện nhằm đạt được hai mục tiêu chính. Mục tiêu thứ nhất là xây dựng thang đo cho Định hướng trọng dịch vụ (SDO). Mục tiêu thứ hai là xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu về các tiền tố và hậu tố của SDO. SDO là một nguyên lý quản lý doanh nghiệp, được chuyển hóa trên cơ sở lý thuyết trọng dịch vụ SDL. Để đạt được hai mục tiêu đề ra, có hai nghiên cứu được thực hiện. Nghiên cứu số 1 (Study 1) được thực hiện để đạt mục tiêu thứ nhất. Nghiên cứu số (2) được thực hiện để đạt mục tiêu thứ hai. Ở Nghiên cứu số 1, các bước để xây dựng thang đo Định hướng trọng dịch vụ được thực hiện theo qui trình xây dựng thang đo được đề xuất bởi nhiều nhà nghiên cứu (Churchill, 1979; MacKenzie và cộng sự, 2011; Netemeyer và cộng sự, 2003). Một cách tổng quát, sau khi khái niệm hóa và đề xuất các thành phần của SDO từ lược khảo các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu với nhà quản lý để kiểm chứng sự phù hợp của SDO với thực tiễn quản trị. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính, cùng với việc đối sánh với lý thuyết, 98 phát biểu được tạo sinh như là tập biến quan sát ban đầu để đo lường cho SDO. Tiếp tục được đánh giá bởi các chuyên gia, các phát biểu đạt độ giá trị nội dung còn lại được sử dụng để thu thập mẫu dữ liệu thứ nhất (mẫu ước lượng). Phép phân tích nhân tố khám phá (EFA) và khẳng định (CFA) được triển khai để phân tích mẫu dữ liệu ước lượng này. Kết quả phân tích cho thấy sự phù hợp của cấu trúc thang đo SDO 4 thành phần, so với cấu trúc 3 thành phần và 5 thành phần. Để thêm phần chắc chắn về cấu trúc thang đo SDO này, một mẫu dữ liệu thứ hai (mẫu kiểm chứng) được thu thập cho mục đích tái kiểm định thang đo SDO. Kết quả phân tích cho phép xác nhận thang đo gồm 4 thành phần với 15 biến quan sát của SDO. Nói cách khác, mục tiêu xây dựng thang đo cho SDO được hoàn thành. Nghiên cứu số 2 được thực hiện nhằm đề xuất và kiểm định một mô hình lý thuyết về các tiền tố và hậu tố của SDO. Do vậy, phương pháp nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu lớn được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu. Một mô hình nghiên cứu được xây dựng với các tiền tố của SDO là Văn hóa đổi mới, Cam kết lãnh đạo DN đối với SDO, Năng lực lãnh đạo DN và các hậu tố của SDO là Thành quả kinh doanh và Thành quả đổi mới được xây dựng. Có tổng cộng 12 giả thuyết cần được kiểm định với mô hình nghiên cứu này. Trong đó, có 9 giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu, và 3 giả thuyết về vai trò điều tiết của yếu tố ngành (sản xuất/dịch vụ). Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu cho thấy mô hình lý thuyết nghiên cứu phù hợp tốt với dữ liệu thực tế. Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc SEM chỉ ra vai trò quan trọng của 3 yếu tố thuộc về đặc trưng của DN gồm văn hóa đổi mới, năng lực lãnh đạo và cam kết của lãnh đạo DN đối với SDO. Cả 3 yếu tố này cùng nhau giải thích được 70% biến thiên của Định hướng trọng dịch vụ (SDO). Nói cách khác, đây là 3 yếu tố đặc trưng của DN thúc đẩy 70% thực tiễn quản trị DN theo nguyên lý quản lý SDO. Trong đó, văn hóa đổi mới và cam kết lãnh đạo DN đối với SDO tác động trực tiếp thúc đẩy thực tiễn quản trị theo SDO. Trong khi, năng lực lãnh đạo DN vừa có tác động trực tiếp và gián tiếp đến thực tiễn quản trị theo SDO. Tổng mức độ tác động (gồm trực tiếp và gián tiếp) của năng lực lãnh đạo DN đến SDO là khá cao. Kết quả kiểm định cũng xác nhận mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa SDO với các hậu tố như thành quả kinh doanh và thành quả đổi mới. Nói cách khác, SDO tác động tích cực đến thành quả kinh doanh và thành quả đổi mới của doanh nghiệp. Đây là hai dạng thành quả chiến lược quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp. Kết quả chỉ ra SDO ở nghiên cứu này giúp giải thích 46% biến thiên thành quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một tỉ lệ đáng kể về khả năng giải thích thành quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích đa nhóm (multigroup analysis) trong SEM được triển khai để kiểm định vai trò điều tiết của yếu tố ngành (sản xuất/dịch vụ) đối với mối quan hệ giữa văn hóa đổi mới với SDO, SDO với thành quả kinh doanh và SDO với thành quả đổi mới. Kết quả kiểm định cho thấy các mối quan hệ này là như nhau với DN sản xuất và DN dịch vụ. Nghiên cứu đã có những đóng góp có ý nghĩa cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. Theo đó, các đóng góp chính của nghiên cứu được đề cập như sau. Thứ nhất, nghiên cứu đã đóng góp mô hình thang đo đo lường Định hướng trọng dịch vụ SDO. Thứ hai, nghiên cứu đã xây dựng được mô hình định lượng giải thích mối quan hệ giữa các tiền tố và hậu tố với SDO. Thứ ba, nghiên cứu đã có đóng góp thực nghiệm quan trọng cho sự phát triển lý thuyết trọng dịch vụ SDL. Thứ tư, nghiên cứu này góp phần ủng hộ lý thuyết nguồn lực tương tác. Dựa vào kết quả nghiên cứu, các hàm ý cho thực tiễn quản trị của nhà quản lý và doanh nghiệp cũng đã được đề cập. Theo đó, thứ nhất, thành quả kinh doanh có thể được cải thiện khi doanh nghiệp áp dụng nguyên lý quản lý theo SDO. Việc vận dụng tốt nguyên lý này sẽ mang đến kết quả kinh doanh và kết quả đổi mới tích cực cho doanh nghiệp, bất kể là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp dịch vụ. Thứ hai, quản lý doanh nghiệp theo SDO cần đảm bảo chú trọng cả 4 thành phần là Giải pháp cho KH, Tương tác chủ động, Cơ chế mở cho tích hợp nguồn lực KH, Lợi ích chiến lược. Thứ ba, để thúc đẩy thực hành quản trị theo SDO ở doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố như văn hóa đổi mới, năng lực lãnh đạo doanh nghiệp và cam kết lãnh đạo doanh nghiệp đối với SDO. Mặc dù nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu và đã có những đóng góp tích cực về mặt lý thuyết và thực tiễn, nhưng cũng còn một số hạn chế. Do đó, các gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện và phát triển nghiên cứu này cũng đã được đề nghị. Một phần nội dung của nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí khoa học dưới dạng 3 bài báo khoa học. Danh mục bài báo khoa học là phần nội dung của luận án đề cập chi tiết về hai bài báo này. Luận án Tiến sĩ Kinh tế 2021-03-23T07:26:36Z 2021-03-23T07:26:36Z 2021 Luận văn, Luận án (Theses) 62.34.05.01 http://ir.vnulib.edu.vn/handle/VNUHCM/6848 62.34.05.01 vi application/pdf application/pdf Trường Đại học Bách khoa |