Chiến tranh lạnh, nghệ thuật “nóng”

Tựa đề cuộc triển lãm bằng tiếng Anh sử dụng lối chơi chữ một cách nhẹ nhàng “Be-Bomb: The Transatlatic War of Images and all that Jazz” (“Be-Bomb”: Cuộc chiến xuyên Đại Tây Dương của các hình ảnh và những thứ tương tự”) tương phản mạnh mẽ tựa đề của triển lãm này bằng tiếng Tây Ba Nha có nghĩ...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: D. Katz, Jonathan
Định dạng: Bài trích
Ngôn ngữ:other
Thông tin xuất bản: 2012
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://ir.vnulib.edu.vn/handle/123456789/4462
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Tựa đề cuộc triển lãm bằng tiếng Anh sử dụng lối chơi chữ một cách nhẹ nhàng “Be-Bomb: The Transatlatic War of Images and all that Jazz” (“Be-Bomb”: Cuộc chiến xuyên Đại Tây Dương của các hình ảnh và những thứ tương tự”) tương phản mạnh mẽ tựa đề của triển lãm này bằng tiếng Tây Ba Nha có nghĩa là “Under the Bomb” (Dưới làn bom). Tôi thấy tựa đề sau phù hợp hơn, ít ra là vì cách thức nó phản đối đường lối chính trị Chiến tranh lạnh được đưa thành khẩu hiệu “duck and cover” nhằm ngụy trang cho một thực tế sâu sắc hơn, đáng sợ hơn, kinh tế chính trị hơn, mà chúng ta không muốn nhắc tới.(1) Quy mô triển lãm là rất lớn: 200 bức tranh, 108 bức ảnh, 95 bức vẽ trên giấy, 50 phim và 200 tư liệu lịch sử, trải dài suốt 2 tầng nhà màu trắng lạnh lẽo thuộc thiết kế của Richard Meier. Triển lãm này là những âm điệu không ăn khớp của những tư tưởng giúp gợi lên những cảm hứng tràn đầy trong các thời khắc lịch sử với những kết cục vẫn chưa rõ ràng, một khoảnh khắc bị bao phủ bởi mối lo ngại vũ khí hạt nhân sẽ thiêu đốt tất cả các cảm hứng thành tro bụi. Cụ thể, triển lãm đã đặt mỹ thuật méo mó và những cuộc chiến chính trị vào cùng một bối cảnh thời hậu chiến- do chúng thường trùng hợp với nhau- đối với những xu hướng nghệ thuật trong một thế giới đang được tổ chức lại nhanh chóng. Ngoại trừ một phần nhỏ của triển lãm được dành cho nghệ thuật và chính trị của Tây Ba Nha dưới thời kỳ độc tài phát xít của Francisco Franco, “Be-Bomb” tập trung chủ yếu vào văn hóa Pháp, nền văn hóa ưu việt của Châu Âu trong suốt thời kỳ đó. Triển lãm này chủ yếu phác họa cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường văn hóa của thời đại, vạch ra một cách tỉ mỉ sự đối nghịch nghệ thuật Pháp- Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Dưới góc nhìn của Mỹ, cuộc triển lãm hoàn toàn đối nghịch với kỳ vọng nhằm đánh giá những tác động lịch sử của một vấn đề nằm ngoài sự thống trị của Mỹ, như thể chiến thắng về văn hóa cuối cùng của người Mỹ có vẻ không được nghĩ đến, hoặc không chắc chắn theo một cách nào đó.