Đánh giá chủ trương và thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Hiến pháp 2013

Nhằm đối phó với những thách thức cùng cực về kinh tế - xã hội, Đại hội Đảng lần thứ 6 (1986) đã lần đầu tiên xác định nhiệm vụ “tăng cường kinh tế xã hội chủ nghĩa trên cả ba mặt chế độ sở hữu, chế độ quản lí, chế độ phân phối” nhằm tạo động lực thúc đẩy các đơn vị kinh tế và quần chúng lao động hă...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Nguyễn, Anh Đức
Đồng tác giả: Hội thảo Khoa học Đánh giá 5 năm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 : Hà Nội, 9/2018
Định dạng: Conference Paper
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội 2020
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/94830
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Nhằm đối phó với những thách thức cùng cực về kinh tế - xã hội, Đại hội Đảng lần thứ 6 (1986) đã lần đầu tiên xác định nhiệm vụ “tăng cường kinh tế xã hội chủ nghĩa trên cả ba mặt chế độ sở hữu, chế độ quản lí, chế độ phân phối” nhằm tạo động lực thúc đẩy các đơn vị kinh tế và quần chúng lao động hăng hái phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trên cơ sở kết hợp hài hoà lợi ích của xã hội, lợi ích của tập thể và lợi ích của người lao động; Bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, tự chủ tài chính của các đơn vị kinh tế cơ sở, quyền làm chủ của các tập thể lao động. Các cơ quan quản lí nhà nước từ trung ương đến xã, phường phải làm đúng chức năng, không can thiệp vào công việc sản xuất - kinh doanh của các đơn vị cơ sở. Chủ trương như vậy, nhưng phải đến 2001 khái niệm “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mới chính thức được sử dụng gần như cùng lúc tại Đại hội 9 của Đảng và Hiến pháp 1992 sửa đổi. Nội hàm của khái niệm này đã ngày càng được hoàn thiện nhưng rõ ràng còn chưa giúp giải đáp nhiều vấn đề cả về lí luận và thực tiễn, thậm chí gây hoài nghi trong nhận thức của một bộ phận nhân dân, nhân viên nhà nước và cả các đảng viên. Cũng cần nói thêm rằng, đây không chỉ là một khái niệm kinh tế học thuần túy mà là một khái niệm phức tạp và cũng chỉ mới xuất hiện hai mươi mấy năm qua, nên việc gây tranh luận là biểu hiện hết sức tự nhiên. Do đó, việc đánh giá chủ trương này không nên chỉ nhìn dưới từng giác độ đơn lẻ, càng không nên nhằm phân định sự đúng sai giữa các bên trong cuộc tranh luận ấy. Trong phạm vi bài viết này, tác giả cố gắng tiếp cận từ góc nhìn pháp lí kết hợp với để đưa ra một số nhận định về thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là giai đoạn sau khi Hiến pháp 2013 được ban hành.