Chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính qua thực tiễn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 01

Cải cách nền hành chính quốc gia là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục do Đảng và Nhà nước khởi xướng. Mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính được thực hiện một cách toàn diện trong tất cả mọi hoạt động của cơ quan nhà nươc các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Luận văn nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của...

Mô tả chi tiết

Lưu vào:
Hiển thị chi tiết
Tác giả chính: Lê, Thị Hải Yến
Đồng tác giả: Mai, Văn Thắng
Định dạng: Luận án
Ngôn ngữ:Vietnamese
Thông tin xuất bản: Khoa Luật 2017
Chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/52515
Từ khóa: Thêm từ khóa bạn đọc
Không có từ khóa, Hãy là người đầu tiên gắn từ khóa cho biểu ghi này!
Mô tả
Tóm tắt:Cải cách nền hành chính quốc gia là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục do Đảng và Nhà nước khởi xướng. Mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính được thực hiện một cách toàn diện trong tất cả mọi hoạt động của cơ quan nhà nươc các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Luận văn nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của cán bộ, công chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức cấp huyện trong công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Luận văn phân tích rõ các vấn đề lý luận về cải cách hành chính, về cán bộ, công chức nói chung và cán bộ công chức cấp huyện nói riêng. Qua đó, tác giả đề cập đến các đặc điểm chung cũng như các đặc điểm đặc thù của cán bộ, công chức cấp huyện làm cơ sở cho việc nghiên cứu, tìm hiểu. Luận văn đưa ra các thực trạng về: trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; về trình độ chính trị; về đạo đức và tác phong nghề nghiệp của cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp huyện nói riêng thông qua thực tiễn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Qua việc đưa ra thực trạng, nhấn mạnh những tồn tại, hạn chế để tìm ra những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến những tồn tại, hạn chế nêu trên để đưa ra các giải pháp phù hợp. Luận văn cũng đã trình bày các quan điểm, định hướng của cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước các cấp trong việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, các quan điểm đó chỉ mang tính chất điều chỉnh chung, mang tính định hướng và là cơ sở cho việc thực hiện tại các địa phương. Để chất lượng cán bộ, công chức được nâng lên tại một huyện nhất định thì cần phải căn cứ nhiều vào đặc thù của địa phương đó. Và Luận văn đã thực hiện nhiệm vụ này. Thông qua thực tiễn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa tác giả đã đưa ra cá giải pháp chung và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện trong thời gian tới. Đây chính là diểm mới của Luận văn.